NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI - Trang 190

một đống giấy tờ khác: một bức, viết bút mực, gấp lại với địa chỉ của Brod,
bức kia, chi tiết hơn, viết bút chì. Trong Lời bạt lần xuất bản thứ nhất cuốn
Vụ án Brod giải thích: "... năm 1921, tôi nói với bạn tôi là tôi có viết một
bản di chúc trong đó tôi có yêu cầu anh hủy đi một số vật nào đó (dieses
und jenes vernichten), xem lại một số cái khác, v.v. Lúc đó, chỉ cho tôi mẩu
giấy viết bút mực mà về sau người ta tìm thấy trong văn phòng của anh,
Kafka bảo tôi: "Bản di chúc của tôi sẽ rất đơn giản: tôi yêu cầu anh đốt tất
cả." Tôi còn nhớ chính xác câu tôi trả lời anh: "[ ...] tôi báo trước với anh là
tôi sẽ không làm điều đó." Gợi lại kỷ niệm ấy, Brod biện bạch cho việc ông
đã làm trái lại nguyện vọng di chúc của bạn ông; Kafka, ông viết tiếp, "biết
rõ sự sùng bái cuồng tín của tôi đối với từng từ của ông"; như vậy ông biết
ông sẽ không được vâng lời và ông "lẽ ra phải chọn một người thực hiện di
chúc khác nếu những sự chuẩn bị của ông có tính nghiêm túc tối hậu và vô
điều kiện". Nhưng có thật chắc thế không? Trong di chúc của chính mình,
Brod yêu cầu Kafka "hủy đi một số vật nào đó"; vậy tại sao Kafka lại
không thấy yêu cầu một việc giống như vậy với Brod là chuyện bình
thường? Và nếu Kafka thật sự biết rằng mình sẽ không được vâng lời, tại
sao ông còn viết bức thư thứ hai bằng bút chì, sau cuộc nói chuyện năm
1921, trong đó ông phát triển và nói rõ hơn cái quyết định của ông? Nhưng
thôi ta hãy bỏ qua: chẳng bao giờ ta có thể biết được hai người bạn trẻ ấy
đã nói với nhau những gì về chuyện đó, vả chăng, cũng chẳng phải là
chuyện cấp bách nhất đối với họ, bởi không ai trong hai người, nhất là
Kafka, bấy giờ có thể tự coi là đặc biệt bị đe dọa bởi sự bất tử.
Người ta thường bảo: nếu Kafka thật sự muốn hủy những gì ông đã viết, thì
tự ông đã hủy chúng. Nhưng bằng cách nào? Các bức thư của ông thuộc sở
hữu của những người trao đổi thư từ với ông (tự ông không giữ bất cứ bức
thư nào ông đã nhận được). Còn các cuốn nhật ký, đúng là ông có thể đốt
chúng đi. Nhưng đấy là những cuốn nhật ký làm việc (những cuốn sổ tay
đúng hơn là nhật ký), chúng còn có ích cho ông khi ông còn viết, và ông
viết cho đến những ngày cuối cùng của ông. Cũng có thể nói như vậy về
các tác phẩm văn xuôi dở dang của ông. Dở dang một cách không thể cứu
chữa được, chúng chỉ dở dang trong trường hợp ông chết; suốt đời ông, ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.