NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI - Trang 193

hay đi lại với một người chống đối khác, giáo sư Vaclav Cerny, mà ông
thích cùng nhau uống rượu và trò chuyện. Tất cả các cuộc nói chuyện đều
bị bí mật ghi âm và tôi ngờ rằng hai người bạn có biết chuyện đó và chẳng
thèm đếm xỉa. Nhưng một hôm, vào năm 1970 hay 1971, muốn làm mất uy
tín Prochazka, cảnh sát cho phát làm nhiều buổi các cuộc trò chuyện ấy lên
đài phát thanh. Về phía cảnh sát, đó là một hành động táo bạo và chưa từng
có. Và, điều đáng ngạc nhiên, họ suýt thành công; ngay lập tức Prochazka
bị mất uy tín: bởi vì, trong chỗ thân tình, người ta nói đủ thứ chuyện, người
ta nói xấu những người bạn, người ta nói tục, người ta không nghiêm túc,
người ta kể những chuyện đùa bất nhã, người ta lặp lại nhau, người ta đùa
cợt với người đối thoại của mình bằng cách làm cho họ khó chịu với những
điều kỳ quặc, người ta có những tư tưởng tà thuyết mà người ta không thú
nhận công khai, v.v. Chắc chắn tất cả chúng ta đều hành động như
Prochazka, trong chỗ thân tình chúng ta nói xấu những người bạn của
chúng ta, chúng ta nói những từ tục tĩu; ứng xử ở chỗ riêng tư khác với khi
ở giữa công chúng là kinh nghiệm hiển nhiên nhất của mỗi người, là cái
nền tảng trên đó diễn ra cuộc sống của cá nhân; rất kỳ lạ, là sự hiển nhiên
đó cứ như là vô thức, không được thú nhận, không ngừng bị che khuất bởi
những điều mơ tưởng trữ tình về ngôi nhà bằng kính trong suốt, nó hiếm
khi được hiểu như là giá trị quý nhất trong các giá trị mà ta phải bảo vệ.
Cho nên chỉ dần dần (nhưng với một sự phẫn nộ càng lớn hơn) người ta
mới nhận ra rằng vụ xì-căng-đan thực thụ không phải là các từ sỗ sàng của
Prochazka mà là việc xâm phạm cuộc sống của ông; họ nhận ra (như bằng
một cú sốc) cái riêng tư và cái công cộng là hai thế giới khác nhau về bản
chất và tộn trọng sự khác nhau đó là điều kiện không thể thiếu được để một
con người có thể sống như một người tự do; rằng tấm rèm chia cách hai thế
giới là không thể động đến và rằng những kẻ rứt tấm rèm ấy đi là những tên
tội phạm. Và vì bọn rứt các bức rèm phục vụ cho một chế độ bị căm ghét,
nên chúng bị nhất trí coi là những tên tội phạm đặc biệt đáng khinh bỉ.
Khi, từ nước Tiệp Khắc đầy những micro ấy, tôi đến nước Pháp, tôi thấy
trên cột một trang nhất một tờ tạp chí một bức ảnh lớn của Jacques Brel , bị
những người chụp ảnh vây dồn trước cái bệnh viện nơi anh điều trị bệnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.