NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI - Trang 20

sự lưỡng ước vốn là nền tảng của chính cuộc sống con người?
Dưới bóng những nguyên lý to lớn
Từ cuốn Những đứa con của đêm khuya, vào thời của nó (hồi 1980), đã
được nhất trí thán phục, không ai trong thế giới văn học Anglo-Saxon phủ
nhận Rushdie là một trong những nhà tiểu thuyết tài năng nhất ngày nay.
Cuốn Những vần thơ quỷ sứ, ra mắt bằng tiếng Anh năm 1988 được chào
đón với sự chú ý giành cho một tác giả lớn. Cuốn sách nhận được những sự
cảm phục ấy mà không ai đoán trước được cơn bão tố sẽ bùng nổ mấy
tháng sau khi người đứng đầu Iran, Imam Khomeiny, kết án tử hình
Rushdie vì tội báng bổ và cử những kẻ lùng giết bám theo ông trong một
cuộc săn đuổi chẳng ai biết được bao giờ mới kết thúc.
Việc đó diễn ra trước khi cuốn tiểu thuyết kịp được dịch. Như vậy, ở khắp
nơi, bên ngoài thế giới Anglo-Saxon, vụ bê bối đã đi trước cuốn sách. ở
Pháp báo chí lập tức cho đăng những đoạn trích của cuốn tiểu thuyết còn
chưa xuất bản để cho mọi người biết lý do của bản án. Cách làm chẳng thể
nào bình thường hơn, nhưng thật chết người đối với một cuốn tiểu thuyết.
Chỉ lấy riêng những đoạn bị lên án để giới thiệu nó, ngay từ đầu người ta đã
biến một tác phẩm nghệ thuật thành vật cấu tạo tội phạm đơn thuần.
Tôi sẽ không bao giờ nói xấu phê bình văn học. Bởi đối với một nhà văn
không gì tệ hơn là vấp phải sự thiếu vắng nhà phê bình. Tôi nói đến phê
bình văn học trong chừng mực là sự suy gẫm, là sự phân tích; phê bình văn
học biết đọc nhiều lần cuốn sách mà nó định nói tới (cũng như một thứ
nhạc lớn ta có thể nghe lại mãi, các cuốn tiểu thuyết lớn được viết ra để đọc
đi đọc lại); phê bình văn học, bịt tai đối với chiếc đồng hồ khắt khe của thời
sự, sẵn sàng bàn luận về những tác phẩm ra đời một năm, ba mươi năm, ba
trăm năm trước; phê bình văn học cố nắm bắt cái mới ở một tác phẩm để
ghi khắc nó như vậy vào ký ức lịch sử. Nếu không có một suy gẫm như thế
nhịp bước cùng lịch sử tiểu thuyết, ngày nay chúng ta sẽ chẳng biết được
chút gì về Dostoievski, về Joyce, về Proust. Không có một suy gẫm như
vậy, mọi tác phẩm sẽ bị quên biến mất ngay. Nhưng, trường hợp của
Rushdie chứng tỏ (nếu cần một bằng chứng nữa) rằng một sự suy gẫm như
thế nay không còn nữa. Phê bình văn học, chẳng ai nhận thấy, chẳng hề có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.