NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI - Trang 21

ác ý, do sự đời cứ thế diễn tiến, do tiến hóa của xã hội, của báo chí, đã biến
thành một thứ thông tin về thời sự văn học đơn thuần (thường thông minh,
bao giờ cũng vội vàng).
Trong trường hợp Những vần thơ quỷ sứ, thời sự văn học là việc kết án tử
hình một tác giả. Trong một tình thế sinh tử như vậy, nói chuyện nghệ thuật
có vẻ như phù phiếm. Thật vậy, nghệ thuật là cái gì, đối mặt với những
nguyên lý lớn bị đe dọa? Vậy nên, trên khắp thế giới, mọi bình luận đều tập
trung vào những vấn đề đặt ra về các nguyên lý: quyền tự do ngôn luận; sự
cần thiết phải bảo vệ nó (quả nhiên là người ta đã bảo vệ nó, người ta đã
phản đối, người ta đã ký những kiến nghị); tôn giáo; đạo Hồi và đạo cơ
đốc; nhưng còn có cả câu hỏi này nữa: một tác giả có không cái quyền về
mặt đạo đức báng bổ và xúc phạm những người tín đồ như vậy? Và thậm
chí cả sự nghi ngờ này nữa: hay là Rushdie đã công kích đạo Hồi chỉ là để
mà tự quảng cáo và bán cuốn sách không thể đọc nổi của ông?
Với một sự nhất trí bí hiểm (khắp thế giới, ở đâu tôi cũng gặp phản ứng
như vậy), những người làm văn học, những người trí thức, những người
sành điệu trong các phòng khách đều đối xử trịch thượng với cuốn tiểu
thuyết này. Họ quyết chí một phen cưỡng lại áp lực thương mại và từ chối
không thèm đọc cái thứ đối với họ hình như là một trò giật gân đơn giản.
Họ ký kiến nghị ủng hộ Rushdie, vừa tự coi là thanh nhã, cười mỉm kiểu
công tử bột: "Cuốn sách của anh ta ấy à? ồ, không, tôi không đọc." Các nhà
chính trị đã lợi dụng tình trạng "thất sủng" kỳ lạ ấy của nhà tiểu thuyết mà
họ chẳng ưa gì. Tôi sẽ không bao giờ quên cái kiểu công minh tiết hạnh họ
trưng ra lúc này: "Chúng tôi phản đối bản án của Khomeiny. Ðối với chúng
tôi quyền tự do ngôn luận là thiêng liêng. Nhưng chúng tôi cũng phản đối
không kém sự công kích này đối với đức tin. Sự công kích không xứng
đáng, thảm hại và xúc phạm tâm hồn các dân tộc."
Ðúng rồi, chẳng ai còn nghi ngờ việc Rushdie đã công kích đạo Hồi, bởi
chỉ có sự buộc tội là có thật; văn bản của cuốn sách chẳng còn quan trọng
gì hết, nó không còn tồn tại.
Xung đột của ba thời đại
Tình thế duy nhất trong lịch sử: về nguồn gốc của mình, Rushdie thuộc xã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.