NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI - Trang 49

nhìn thấy những sự vật ấy. Ðiều đó đòi hỏi một cấu trúc nhất định của tác
phẩm âm nhạc; Rousseau: "Mọi âm nhạc chỉ có thể gồm có ba thứ này: giai
điệu hay khúc ca, hòa âm hay bè, cách đi bè hay nhịp." Tôi nhấn mạnh: hòa
âm hay bè; điều đó có nghĩa là mọi thứ đều phụ thuộc vào giai điệu; nó là
chủ yếu, hòa âm chỉ là một thứ bè đơn giản "có rất ít quyền lực trên tâm
hồn con người".
Học thuyết của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, hai thế kỷ sau, sẽ bóp
nghẹt trong suốt hơn nửa thế kỷ nền âm nhạc ở Nga cũng không khẳng định
điều gì khác hơn. Người ta trách mắng các nhà soạn nhạc gọi là hình thức
chủ nghĩa đã coi thường giai điệu (người đứng đầu hệ tư tưởng Jdanov bất
bình vì nhạc của họ không thể huýt sáo được khi ra khỏi phòng hòa nhạc);
người ta cổ vũ họ biểu hiện "tất cả thang bảng tình cảm con người" (âm
nhạc hiện đại, kể từ Debussy bị đả kích vì bất lực trong việc này); người ta
coi năng lực biểu hiện các tình cảm do hiện thực gây nên ở con người (hoàn
toàn giống như Rousseau) là "chủ nghĩa hiện thực" của âm nhạc. (Chủ
nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong âm nhạc: các nguyên lý của hiệp hai
biến thành giáo điều để ngăn chặn chủ nghĩa hiện đại.)
Phê phán nghiêm khắc và sâu sắc nhất đối với Stravinski là của Theodor
Adorno trong cuốn sách nổi tiếng Triết học của nền âm nhạc mới (1949).
Adorno mô tả tình thế của âm nhạc như một bãi chiến trường đấu tranh
chính trị: Schonberg, nhân vật chính diện, đại diện cho tiến bộ (dầu có là
một sự tiến bộ có thể nói là bi kịch, trong một thời đại mà người ta không
còn có thể tiến tới được nữa), và Stravinski, nhân vật phản diện, đại diện
cho phục hưng. Sự từ chối của Stravinski coi lý do tồn tại của âm nhạc nằm
ở việc tự thú chủ quan, trở thành mục tiêu phê bình của Adorno; cơn cuồng
nộ "phản tâm lý học" ấy, theo ông ta, là một hình thức của sự "dửng dưng
đối với thế giới"; ý muốn của Stravinski khách quan hóa âm nhạc là một
thứ thỏa thuận ngầm với xã hội tư bản đè nát cái chủ quan của con người;
bởi vì "cái mà âm nhạc của Stravinski ca tụng chính là sự tiêu diệt cá nhân
không hơn không kém".
Ernest Ansermet, một nhạc sỹ xuất sắc, chỉ huy dàn nhạc và là một trong
những người đầu tiên diễn tấu các tác phẩm của Stravinski ("một trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.