NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI - Trang 63

(tôi nhấn mạnh các từ ngữ- chìa khóa) "Karl chạy đi tìm người lái xe, kéo
bàn tay ấn sâu vào trong thắt lưng của anh ta ra, và nắm lấy bàn tay ấy mà
mân mê trong tay mình [...] Karl cuộn các ngón tay mình vào các ngón tay
người lái xe đang nhìn quanh, đôi mắt sáng rực, cứ như anh đang cảm thấy
một hạnh phúc mênh mông mà không ai có thể trách anh được."
"Anh phải tự bảo vệ lấy mình, nói ừ và không, nếu không mọi người không
thể hiểu được sự thật. Anh phải thề với tôi là anh sẽ nghe theo lời tôi bởi vì,
tôi lo sợ không phải vô cớ đâu, tôi sẽ không thể giúp anh được chút gì nữa",
và Karl òa lên khóc vừa hôn bàn tay người lái xe; anh nắm lấy bàn tay nứt
nẻ và gần như không còn sự sống ấy, ép bàn tay ấy lên má mình như một
vật báu mà anh buộc phải từ chối. Nhưng ông bác đã ở bên cạnh anh rồi, và
dù chỉ ép buộc anh một cách rất dịu dàng, kéo anh đi ra chỗ khác..."
Một ví dụ khác: cuối buổi tối ở biệt thự Pollunder, Karl giải thích dài dòng
vì sao anh muốn trở lại nhà ông bác. "Trong khi Karl nói dông dài như vậy,
ông Pollunder chăm chú lắng nghe; thỉnh thoảng, nhất là khi nhắc đến ông
chú, ông ta lại ôm chặt Karl vào lòng mình..."
Những cử chỉ của các nhân vật không chỉ quá đáng, chúng còn không đúng
chỗ. Karl mới biết người lái xe chưa được một tiếng và chẳng có lý do gì để
gắn bó với anh ta tha thiết thế. Và nếu cuối cùng ta tin rằng anh chàng trẻ
tuổi mềm lòng vì lời hứa của một tình bạn trai, ta vẫn rất ngạc nhiên là một
giây sau anh ta đã để người ta kéo mình đi xa anh bạn mới dễ dàng đến thế,
chẳng chút kháng cự.
Pollunder trong buổi tối nọ biết rõ rằng ông bác đã đuổi Karl khỏi nhà ông,
vì thế ông siết chặt anh ta âu yếm. Tuy nhiên, lúc Karl đang đọc trước mặt
ông lá thư của ông bác và biết số phận khốn khổ của anh, Pollunder chẳng
bày tỏ chút trìu mến nào đối với anh và chẳng giúp đỡ anh chút gì.
Trong cuốn Châu Mỹ của Kafka, ta ở trong một thế giới của những tình
cảm không đúng chỗ, đặt sai chỗ, quá đáng, không thể hiểu được hay,
ngược lại, thiếu vắng tình cảm một cách kỳ quặc. Trong nhật ký của mình,
Kafka mô tả các tiểu thuyết của Dickens bằng những từ: "khô cằn về tâm
hồn giấu sau một phong cách tràn ứ tình cảm". Quả đấy chính là ý nghĩa
của cái sân khấu tình cảm được phô bày công khai và lập tức bị quên đi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.