NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI - Trang 70

có tội và hợp pháp hóa một bản án).
Trước nay tôi luôn luôn căm ghét sâu sắc, mạnh mẽ những kẻ muốn tìm
thấy trong một tác phẩm nghệ thuật một thái độ (chính trị, triết học, tôn
giáo v.v) thay vì tìm ra trong đó một ý định nhận thức, hiểu, nắm lấy
phương diện này hay phương diện khác của hiện thực. Âm nhạc, trước
Stravinski, chưa từng bao giờ biết đem đến cho các nghi lễ man dã một
hình thức lớn. Người ta không biết cách hình dung chúng bằng âm nhạc.
Ðiều đó có nghĩa là: người ta không biết cách hình dung ra vẻ đẹp của sự
man dã. Không có vẻ đẹp của nó, sự man dã sẽ còn không thể hiểu được.
(Tôi nhấn mạnh: để hiểu biết đến tận cùng một hiện tượng nào đó, ta phải
hiểu vẻ đẹp của nó, có thật hay tiềm ẩn.) Nói rằng một nghi lễ đẫm máu có
một vẻ đẹp, đấy là một chuyện gây tai tiếng, không thể chịu đựng được,
không chấp nhận được. Tuy nhiên, không hiểu chuyện gây tai tiếng đó,
không đi đến cùng chuyện đó, thì chẳng thể hiểu được gì nhiều về con
người đâu. Stravinski đem lại cho nghi lễ man dã một hình thức âm nhạc
mạnh, thuyết phục, nhưng nó không lừa dối: hãy nghe khúc cuối trong bản
Ðăng quang, điệu nhảy hiến sinh: sự ghê rợn không bị che giấu. Nó ở đấy.
Nó chỉ được bày ra đấy? Nó không bị tố cáo? Nhưng nếu nó bị tố cáo, tức
là tước mất đi vẻ đẹp của nó, bày ra vẻ xấu xí của nó, thì sẽ là một sự gian
lận, một sự đơn giản hóa, một sự "tuyên truyền". Bởi vì nó đẹp nên vụ sát
hại cô gái mới ghê rợn đến thế.
Cũng giống như ông đã vẽ nên một chân dung của lễ thánh, một chân dung
của hội chợ phiên (Petrouchka), Stravinski đã vẽ nên ở đây một chân dung
của cơn ngây ngất man dã. Càng lý thú hơn là ông luôn luôn tuyên bố, một
cách công khai, đi theo nguyên lý mực thước, chống lại nguyên lý hứng
cảm. Ðăng quang mùa xuân (đặc biệt trong các điệu nhảy nghi thức của nó)
là chân dung mực thước của cơn ngây ngất hứng cảm: trong bức chân dung
này, các yếu tố mê li (lối đánh nhịp hung hăng, đôi mô-típ giai điệu cực
ngắn, lặp lại nhiều lần, không bao giờ được phát triển và giống như những
tiếng thét) được biến đổi thành nghệ thuật lớn tinh vi (chẳng hạn, nhịp, mặc
dầu hung dữ, trở nên hết sức phức tạp trong sự xen kẽ nhanh của các nhịp
khác nhau đến mức nó tạo nên một thời gian nhân tạo, phi thực, hoàn toàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.