NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI - Trang 89

thường của các vĩ nhân. Tuy nhiên, chẳng có gì đáng cười trong chuyện
này; ý nguyện của Kafka là chính đáng, logic, nghiêm túc, gắn liền với mỹ
học của ông, hay, cụ thể hơn, với lối cấu âm văn xuôi của ông.
Người tác giả chia văn bản của mình ra thành nhiều tiết nhỏ không nằn nì
đến vậy về yêu cầu in chữ to: một trang được cấu âm nhiều thì có thể đọc
dễ dàng.
Ngược lại, bản văn chảy dài thành một tiết vô tận thì hầu như rất khó đọc.
Mắt không tìm được chỗ để dừng lại, nghỉ, các dòng dễ "lẫn mất đi". Một
bản văn như vậy, để có thể đọc được một cách vui thích (nghĩa là không
mệt mắt) đòi hỏi những chữ tương đối lớn khiến cho việc đọc được dễ và
cho phép dừng lại bất cứ lúc nào để thưởng thức vẻ đẹp của các câu.
Tôi nhìn cuốn Lâu đài trong loại sách bỏ túi tiếng Ðức: 39 dòng dày đặc
một cách thảm hại trên một trang nhỏ của một tiết "vô tận": không thể đọc
được; hoặc giả chỉ có thể đọc được như thông tin hay như tư liệu; không hề
như một bản văn giành cho cảm nhận mỹ học. Phần phụ lục, 40 trang: tất
cả những đoạn, trong bản thảo, Kafka đã xóa bỏ. Người ta chẳng thèm đếm
xỉa đến mong muốn của Kafka được thấy văn bản của mình (vì những lý do
mỹ học hoàn toàn chính đáng) được in chữ to; người ta nhặt vớt lại tất cả
các câu ông đã quyết định (vì những lý do hoàn toàn chính đáng) hủy đi.
Trong sự dửng dưng đối với ý muốn mỹ học của tác giả đó, phản ánh toàn
bộ "nỗi buồn" của số phận sau khi chết của các tác phẩm Kafka.
(Nhà xuất bản Văn hoá thông tin- Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây,
Hà Nội 2001)

-----------------------------------
1 Trong nguyên văn: sodonymisez. Ở đây tác giả chơi chữ bằng cách ghép
hai từ sodomiser (lắp đít) và synonime (từ đồng nghĩa) vào nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.