Quân phân làm bảy loại (Hoàng Việt Quân 2004); các cách phân chia có sự khác nhau,
nhưng về bản chất đều phân loại theo chủ đề.
Bùi Lạc và Mạc Phi cũng xác nhận đồng bào H’mông xếp dân ca của mình làm
năm loại. Dù có chút khác biệt với nhóm Doãn Thanh, nhưng về cơ bản, ý kiến của các ông
là tương đồng nhau (Bùi Lạc, Mạc Phi 1964a) [chỗ khác, in trong: Bùi Lạc, Mạc Phi
1964b).
Nhà dân tộc học thời kỳ đầu Henri Maitre thì gọi lịch sử của các tộc người miền
thượng cao nguyên trung Việt là “lịch sử mù mờ” (Maitre 2008). Điều này cũng không sai
với các tộc người miền núi phía Bắc.
Chính sách này là chính sách bỏ chế độ tù trưởng Mèo, triều đình đưa bọn quan lại
trực tiếp đến cai trị (Lâm Tâm 1961). Về chính sách cải thổ qui lưu của nhà Thanh, sau này,
được nhà Nguyễn học theo và đó là một trong những căn nguyên gây bạo loạn dưới vương
triều Nguyễn (xem thêm Phần ba).
Đơn cử đưa ra một dẫn chứng tiêu biểu, về công trình lớn mang tính chất “chí”
quan trọng thời trung đại, bộ Đồng Khánh Địa dư chí, chép về người Mèo (H’mông) và
một số tộc miền núi khác ở huyện Vĩnh Điện - huyện Để Định, tỉnh Tuyên Quang như sau:
“Dân hai huyện nguyên có người Thổ (Tày), Nùng, Mèo, Mán, mỗi dân tộc có một hai tộc,
gồm ba, bốn hạng dân, phong tục tiếng nói đều khác nhau, không học hành, ít hiểu biết.
Trong đó, người Thổ (Tày) tương đối có văn lễ, biết điều sỉ nhục. Các tục cưới xin, tang
ma, cúng tế nửa xa xỉ, nửa tiết kiệm. Người Nùng, người Anh Miêu, người Mán La Quả thì
ngu độn nhưng thật thà. Người Bạch Miêu (mèo trắng), người Mán Sơn Tử, Đại Bản, Tiểu
Bản thì rất gian ác, hung hãn, không biết văn lễ. Cưới xin, tang ma cúng tế thì sơ sài không
có nghi lễ. Người Nùng ở chân núi, người Mán ở sườn núi, người Mèo ở đỉnh núi, áo quần
đơn giản không trang sức hoa văn. Họ đều ở chỗ rừng núi, đinh tráng các hộ đều có súng
kíp, dao nhọn để chống lại thú dữ. Người tốt thì 10 phần khoảng được 2, 3 phần, đại khái
phần nhiều đều giỏi săn bắn” (Đồng Khánh 2002: 871). Sai lầm ấy, còn kéo dài đến cả các
tác giả cận hiện đại như Trịnh Như Tấu, như ý viết về người Mèo: “Sở dĩ người ta gọi là
Mèo, vì thổ dân đó sống còn man rợ, leo núi giỏi và họ có tiếng rống như Mèo kêu”. Những
“kiến thức” đầy định kiến ấy của Trịnh Như Tấu, sau này, chính Lâm Tâm phê phán rất gay
gắt (Lâm Tâm 1961). Một truyền thống đại khái và nhiều sai lầm thời trung cận đại khi
chép về miền núi như thế, dễ hiểu là không cung cấp được bao nhiêu cho những hiểu biết
tộc người.
Được giao nhiệm vụ nghiên cứu về tộc người H’mông, Lâm Tâm là lớp nhà
nghiên cứu H’mông Việt Nam đầu tiên của miền Bắc - Xã hội Chủ nghĩa, và do đó, cũng là