Migrants of the Mountains: The Cultural Ecologie of the Blue Miao (Hmong Njua) of
Thailand, Oxford: The Claredon Press (dẫn theo: Michaud, 1997).
Bonifacy, August Louis-M (1904) Lt-Col, “Les groups ethniques de la Rivière
Claire”, Revue Indo-Chinoise (dẫn theo: Michaud 1997).
Ý kiến này đã được Savina nói tới và Robequain trích dẫn lại (Robequain, 1929).
Thế nhưng, có nhiều luận chứng dân tộc học chống lại điều này. Nó có thể có cơ sở, nhưng
không là tất cả. Bởi, có nhiều tộc cũng đến muộn, tương úng với thời gian H’mông di dân
vào Việt Nam, nhưng họ vẫn ở vùng núi thấp, thậm chí tiếp giáp người Việt như Cao Lan,
Sán Chí, Sán Dìu, Nùng, Giáy, nhiều nhóm Dao... Và, thêm nữa, trong phong trào kêu gọi
hạ sơn giữa thế kỷ XX của nhà nước Cộng sản, rõ ràng chỉ người H’mông không chịu hạ
sơn để thỏa thuận lấy vùng đất thấp nhưng có ruộng nương trù phú hơn. Ở thấp, có quá
nhiều thứ xâm phạm vào tự do của H’mông, di dân thủy điện hiện đại lại đã lần nữa chứng
kiến điều đó ở H’mông, khi họ bỏ các bản làng tái định cư vùng thấp về lại núi non trên cao
- có nhiều căn nguyên của việc này (vì thế, nhiều tộc bỏ các vùng tái định cư), tuy thế, với
H’mông trong nhiều ràng buộc có thứ thuộc về “căn tính văn hóa”. Ở cao, trên đỉnh núi,
nóc nhà Việt Nam, dù khắc khổ nhưng đổi lại họ được tự trị. Duy trì sự tự do tộc người,
một tự do khắc khổ nhờ trường thành vạn lí thiên nhiên là các đỉnh núi bất tận và hiểm trở
là vốn tri thức bản địa H’mông.
Được Việt Sử lược nói tới, năm 1160, đời Lí Anh Tông, dựng đền thờ Suy Vưu ở
phường Bố Cái. Chi tiết này được nhiều tác giả dẫn chứng.
Được Kim Định viết đi viết lại rất nhiều lần trong nhiều tác phẩm của ông (Kim
Định 1970: 5; 1971:14; 1973: 23)...
Tập san Tư tưởng (P.O.BOX 246 CROYDON PARK NSW 2133 - AUSTRALIA)
và Viện nghiên cứu Việt nho và Đông Nam Á (http://www.anviettoancau.net). Tuy nhiên, có
một điều thật ngạc nhiên khi khá nhiều học giả ngày nay có trước tác “dưới ánh sáng của
tinh thần Kim Định” nhưng dường như đã không hiểu đúng vị “Việt triết tổ” mà họ tôn thờ.
Kim Định chủ trương Việt có trước Hán, ở đất ngày nay người Hán đến, lập quốc. Việt
sáng tạo ra Nho, ra Kinh Dịch. Người Hán đến sau, hưởng thành quả người Việt, và tự nhận
mình là sáng tạo ra Nho, ra Dịch nền tảng của văn minh Trung Hoa. Như thế, theo Kim
Định, Việt chính là chủ nhân văn minh Trung Hoa sau mới di dân xuống Việt Nam. Thế
nhưng, nhiều môn đệ tự nhận của Kim Định lại chủ trương thuyết bản địa khác hẳn tinh
thần của Kim Định.
Xem bài viết hai kỳ của Tạ Chí Đại Trường trên Tạp chí Xưa ờ Nay (số 377 & 378
- 4/2011).