NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 288

[49]

Như thế, ý kiến của Đào Duy Anh không phải là không có cơ sở, khi ngày nay,

Tim Severin đã thực chứng một cách đầy phiêu lưu để chứng minh mảng bằng bương thô
sơ ở Sầm Sơn đủ khả năng vượt Thái Bình Dương thành công. Bạn đọc quan tâm đến cuộc
phiêu lưu này, có thể tìm đọc du ký của Severin [Tim Severin (Đỗ Thái Bình - Vũ Diệu
Linh dịch) (2014), Bè tre Việt Nam - Du ký 5500 dặm vượt Thái Bình Dương, Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh].
Về việc dẫn ý kiến Đào Duy Anh của Lâm Tâm, cần nói rõ, là không thật chính xác. Đào
Duy Anh trong ít nhất là hai quyển sách của ông, đã từng đề cập đến sự kiện này. Trong Cổ
sử Việt Nam
in lần đầu năm 1956, Đào Duy Anh chỉ cho biết Tây Thôn Chân Thứ nói mảng
bằng bương của người Miêu Tử, còn Đào Duy Anh thì cho là Việt tộc (2003c: 731). Ở
quyển sách khác Nguồn gốc dân tộc Việt Nam in lần đầu 1957 nhắc tới người Miêu tử dùng
mảng bằng bương, mà người Việt Thường sau này hậu duệ lẫn lộn với Miêu tử đã dùng phổ
biến loại mảng này như thấy ở Sầm Sơn (1950: 20). Như thế, không thấy Đào Duy Anh
đồng nhất Miêu tử và Mèo ở những đoạn này. Việc đồng nhất Miêu (tử) và Mèo, do vậy, là
của chính Lâm Tâm. Việc Lâm Tâm giản qui Miêu thành Mèo có nguyên nhân cụ thể của
nó, mà ở Việt Nam, là một lẫn lộn rất phổ biến thành “quán tính”. Do đó, cần phải nói rõ,
nếu giả thuyết “mảng bằng bương” là có cơ sở, thì cũng phải cụ thể nói là tổ tiên xa xưa
của người H’mông (Mèo) là người Miêu đã đến Việt Nam từ rất sớm, trước cả công
nguyên. Còn người H’mông hiện đại, là di dân lớp muộn, chồng lên lớp người H’mông cổ
(Miêu/Mân) thì mới đến Việt Nam độ 3 thế kỷ. Kiểu nhầm lẫn của Lâm Tâm là một sự lầm
lẫn khá quen thuộc ở Việt Nam khi đã đồng nhất Miêu và Mèo. Theo Tạ Đức, người Miêu
có tổ tiên chính là người Mân - Đản, từ Phúc Kiến - Quảng Đông đến Việt Nam thời Đá
Mới, tạo tiền đề cho các đợt thiên di của người Mân - Đản về sau tiếp tục đến Việt Nam vào
thời Đông Sơn và sau này (2013: 99 và...).
Liên quan đến chủ đề này, cần nhắc đến quan điểm rất “lạ” của nhà dân tộc học Mạc
Đường. Mạc Đường trong công trình có nhiều dữ kiện đáng quí Các dân tộc miền núi Bắc
Trung bộ
ra đời năm 1964 đã nói đến xu hướng “hợp nhất tự nguyện” (có thực là “tự
nguyện” không?!) đang diễn ra ở miền núi trung bộ khi các nhóm lẻ có xu hướng hợp vào
các bộ tộc lớn. Trong đó, các nhóm lẻ tẻ (Mèo hoa, Mèo trắng và Dao) thuộc các tộc người
Mèo và Dao sẽ hợp vào mộ bộ tộc lớn là Miêu (Bắc trung bộ) (Mạc Đường 1964: 55). Để
tạo ra tính “thống nhất” sau 1945 cho các khu vực miền núi nhằm nhanh chóng tiến lên
Chủ nghĩa Xã hội, nhà dân tộc học Mạc Đường đã đưa ra quan điểm hợp nhất Mèo và Dao
vào Miêu tộc như gốc gác xa xưa của họ. Sự “trở về” Miêu tộc này cho thấy Mạc Đường đã
không “tiến hóa luận” cho lắm khi đưa ra kiến giải “qui hồi” về “một gốc” cho Mèo và
Dao. Và, như chứng ta biết, quan điểm của Mạc Đường đã không được chấp nhận, không
có một Miêu tộc nào được “sáng tạo” ra ở trong bản đồ dân tộc học Việt Nam. Đó là một sự
tiến bộ đáng quí khi dân tộc học Việt Nam đã bảo vệ được tính đa dạng tộc người trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.