NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 290

lên kẻ khác (Coedès 2011). Những va chạm chiến tranh khốc liệt giữa người Hán với các
tộc lân bang đã để lại những “chấn thương” trong tâm lí các tộc bị xâm phạm. Tuy nhiên,
với cá tính và thân phận đặc thù từng tộc người mà họ có những biểu hiện khác nhau.
Người H’mông (đậm đặc ở bộ phận đã không chấp nhận Hán hóa và bỏ chạy, tạo thành
khối người H’mông Đông Nam Á), với cá tính bất khuất, đã nuôi trong tâm hồn một phức
cảm khó phai mờ về “ám ảnh Hán”, mà về cơ bản là dấy lên một sự thù nghịch. Đến nỗi, đã
có lúc những ý hệ chính trị ở đồng bằng Đông Nam Á khi va chạm với người Hán đã chọn
người H’mông như một con cờ của phong trào “giải Hán hóa”. Ở phương Đông, ngược lại
với mô hình Hán hóa là mô hình Ấn Độ hóa. Nền văn minh Ấn đã truyền bá ảnh hưởng
bằng con đường ngoại giao, thương mãi và giao lưu văn hóa trên tinh thần hòa bình và tự
nguyện. Ở Việt Nam, trường hợp người Việt tiến vào phương Nam và người Thái tràn vào
Tây Bắc Việt Nam, qua Lào và lập được quốc gia ở Thái Lan bằng quân sự ít nhiều là biểu
hiện của tính chất Hán hóa.

[56]

Thêm một lớp nghĩa văn hóa phủ lên sự kiện này, đó là, người H’mông ở cao

nguyên đá trong truyền thống, dựa vào trang sức kim loại để phân ra hai “kiểu” H’mông.
H’mông “chính tông”, khi chết đi, trên người không được đeo kim loại, dù là răng vàng
răng bạc cũng không được chứ đùng nói đến trang sức khóa kim loại. Nếu người H’mông
nào chết đi mà trên người còn đeo kim loại, thì cộng đồng H’mông biết đó là H’mông lai
Hán, không “nguyên bản”. Chối từ các loại kim loại đeo trên người khi qua đời, với người
H’mông truyền thống, là một hành vi ma thuật. Bởi, người H’mông tin rằng nếu người chết
mà đeo kim loại thì đời này có thể không sao, nhưng đời con cháu sẽ phản lại, ốm đau từ
trong xương ra [so sánh thêm chi tiết tương đồng được Cư Hòa vần - Hoàng Nam cung cấp:
trong đám tang người H’mông, suốt thời gian xác chết ở ngoài bãi, người con dâu phải luôn
túc trực bên thi hài để bảo vệ: đuổi ruồi nhặng, không cho ai bỏ kim khâu, đinh sắt vào xác
chết. Người H’mông quan niệm, có kim, đinh sắt chôn theo sau này con cháu sẽ bị mọc
nhọt do sắt đâm ra, rồi chết không phương cứu chữa (1994: 162-163)].
Không đeo tất cả các thứ kim loại khi qua đời, gồm cả khóa trang sức là một hành vi văn
hóa khẳng định bản sắc H’mông chính hiệu không lai Hán, và đồng thời, phòng ngừa rủi ro
cho đời sau.

[57]

Như thế, giới quí tộc của các tộc người nam quyền trong vùng ảnh hưởng của đế

quốc Trung Hoa thường có xu hướng Hán hóa mãnh liệt hơn giới bình dân. Quí tộc người
Việt, người H’mông bao giờ cũng “gần” Hán hơn là tầng lớp bình dân, ở đây, không nói
rộng mà chỉ nói về kiến trúc (Logan 2010) và trang phục (Trần Quang Đức 2013).
Trong khi đó, phụ nữ tộc người lại có xu hướng “bản địa” cao hơn nam giới. Trang phục
của phụ nữ H’mông từ kiểu dáng đến màu sắc khác xa bảng màu thẩm mỹ của người Hán
(Cung Dương Hằng 2011).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.