NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 291

[58]

Có thể dẫn ra đây vô số dẫn chúng mà sử học hiện đại đã chứng minh thuyết phục

về một kiểu Trung Hoa hóa tại Viễn Đông của người Việt. Nhiều sử gia đã đề cập đến vãn
đề trên từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó, thật thú vị, sử gia Choi Byung Wook (2011)
đưa ra một dẫn chứng về người dân Việt (trong quan niệm “thân, biền, hán, thổ”) đã tự coi
và tự xưng mình là Hán, đồng thời gọi các tộc xung quanh là thổ, (man, mọi).

[59]

Đây là một so sánh rất nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong tác phẩm

Vàng lửa. Ông muốn nói đến cái “nhược tiểu” của người Việt trước Trung Hoa, tuy nhiên,
nhận định văn chương này, nhìn tổng thể, chỉ đúng một phần, cái phần tự ti. Ở phía khác,
cái phần tự tôn trong cơ chế văn hóa Việt cũng tác động lớn không kém cái tính nhược tiểu.
Người ta luôn nhận thấy (như Tsuboi, Whitmore, Choi Byung Wook...), mỗi khi mô hình
Trung Hoa suy yếu, thì Việt Nam lại nổi lên, cố gắng chứng minh một thứ “thiên triều”
khác tồn tại ở phương Nam, nắm giữ mạch nguồn chính đạo của Thiên mệnh.

[60]

Hệ quả này, mang tính hai mặt. Khi đối diện với bá quyền Trung Hoa xâm lược,

các tộc người liên kết, hình thành các lớp chắn chống đỡ từ miền núi cao, đến trung du, rồi
tới đồng bằng. Trong thời bình, các tộc người lại có xu hướng li tán, cát cứ duy trì tự trị với
quyền lực người Việt đồng bằng.

[61]

Muối luôn là thức ăn quí và hiếm của người H’mông. Hơn cả thế, muối có vị trí

quan trọng trong cơ cấu sinh hoạt và kinh tế tộc người. Các nhà dân tộc học đã nhấn mạnh
ý nghĩa quan trọng của muối với người H’mông đến nỗi, với cơ cấu kinh tế gia đình tự cấp,
tự túc, khép kín, người H’mông có thể cắt đứt liên lạc với các tộc người xung quanh, nhưng
vì muối, cần muối, người H’mông dù cư trú rất xa, ở những nơi hiểm trở, vẫn phải lặn lội
đến chợ phiên để trao đổi, mua muối. Người H’mông có một nguồn lợi quan trọng là chăn
thả gia súc, những đàn trâu của người H’mông sống lang thang trong rừng, tự do nên gần
như hoang dã. Bầy gia súc chỉ quay về nhà vì chúng biết chỉ nơi đó mới có những thức rau,
cỏ mặn (do người H’mông vảy nước muối vào). Chỉ có muối mới đủ sức cầm chân bầy gia
súc đã bán hoang dã kia mà thôi. Muối vì thế, thật quan trọng, không chỉ trong bữa ăn mà
trong cả hoạt động chăn nuôi gia súc.
Nhưng có lẽ, so với Tây nguyên Việt Nam, muối ở miền núi phía Bắc không đến nỗi rơi
vào tính trạng khan hiếm như lịch sử đã ghi nhận, cho dù thứ “vàng trắng” (chữ Nguyễn
Tuân trong Sông Đà) bao giờ cũng là nỗi khao khát, thèm muốn chung của các vùng miền
núi. Nhà nước phong kiến Việt Nam luôn nỗ lực để có thể độc quyền kiểm soát nguồn lợi
muối chuyển lên các vùng cao. Muối vừa là món lợi kinh tế khổng lồ, vừa là “mặt hàng
chiến lược” tạo sự lệ thuộc để khống chế miền núi về chính trị. Ví dụ, nhà Nguyễn đàng
trong đã cố gắng khống chế “con đường muối” thông qua khống chế các “nguồn” ở vùng
người Thượng. Điều này khiến người Thượng nếu cần muối thì phải lệ thuộc triều đình
trung ương. Ở miền núi phía Bắc, thì có lẽ tình hình khác đi khi ở đây vừa có các mỏ muối,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.