NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 293

[65]

Đây cũng là kiến giải của Hùng Đình Quí khi trả lời về vấn đề này.

[66]

Nói mờ nhạt, bởi vì, ở đây cần phải ý thức một điều, vùng đất quê hương của

người H’mông, tộc di dân lâu đời, theo hiểu biết của tôi rất khác vùng đất quê hương của
người Việt, tộc định cư lâu đời. Nếu như ở người Việt, mảnh đất quê hương bao giờ cũng là
mảnh đất mà ở đấy tổ tiên “ngàn đời” đã cư trú (lưu ý, từ “ngàn đời” mang tính tương đối
chỉ một truyền thống). Tổ tiên của người Việt, sau khi đã khuất, về an trú trong những tấm
bài vị đời này tiếp đời kia trong ngôi nhà từ đường. Tất cả, kể từ vị khai canh dòng họ đã
khuất bóng “ngàn thu” vẫn được nhớ tới thường trực. Con cháu vẫn cúng bái, cầu xin các
cụ (số nhiều) “phù hộ độ trì” như là đại diện linh thiêng cùng tham dự mọi hành vi với con
cháu ở trần. “Mảnh đất tổ tiên”, vì thế, bao giờ cũng thiêng mà dòng họ người Việt ra sức
gìn giữ, nhằm tiếp nối mãi truyền thống “hương hỏa” về sau. Thế nên, điều này cũng góp
vào văn hóa dòng họ người Kinh định cư lâu đời trên một mảnh đất, vạn bất đắc dĩ mới
phải “du cư” (mà đúng hơn “tha hương”). Bởi, đến một nơi khác, thì đã hóa thành kẻ “ngụ
cư” thấp hèn. Người Việt, vì thế, có những căn rễ bền chặt để gắn sâu cuống nhau vào
mảnh đất “tổ tiên ngàn đời”. Thế nên, bước chân của họ không nỡ, không dễ rời xa mảnh
đất ông cha. Bởi chỉ có ở mảnh đất ấy thôi, mới cộng thông với ông bà mới hiển linh hơn
bao giờ hết. Điều này, chắc hẳn góp vào quy định cơ cấu Việt tộc là một tộc định cư. Và
người Việt, di cư ở làng quê nếu có chỉ là “di cư tạm thời”, “di cư thời đoạn”, đi để mà về.
Người nông dân Việt di dân đến các vùng miền khác nhau, với ước vọng kiếm được ít tiền
để về “mở mày mở mặt” ở làng quê. Đi, vì thế, đi để mà về an tâm định cư lâu dài. Hơn
thế, luật Hồng Đức qui định người Việt ra đi, nhưng con cháu họ nếu trở về làng vẫn đảm
bảo được nhận lại phần ruộng đất hương hỏa tổ tiên của mình (Vũ Duy Mền 2010:114).
Như vậy, trở về bao giờ là khát vọng chính trong cuộc ra đi thông thường của người dân
quê Việt khi phải “bắn xới” khỏi đất tổ tiên. Sự gắn bó, như vậy, bao giờ cũng là “thái quá”,
như một chứng bệnh khát khao bám rễ của người nông dân Việt với làng quê của họ. Đến
nỗi, Vũ Quốc Thúc trong một chuyên khảo danh tiếng đã nói tới như là một “bệnh lí học”
định cư, chỉ tình cảm gắn bó có phần thái quá của người nông dân Việt với làng mạc của họ
(Vũ Quốc Thúc 1951).
Người H’mông không thế, tổ tiên của họ thường chỉ gồm ba đời mà thôi (cũng có gia đình
thờ đến năm đời). Nên có thể nói, với người H’mông gánh nặng tâm linh bởi mối ràng buộc
với tổ tiên không quá lớn. Một gia đình di chuyển đến vùng đất mới, sinh con, sinh cháu là
mảnh đất ấy thành “mảnh đất tổ tiên” mới. Điều này, chắc chắn khiến sự di cư ở người
H’mông trở nên dễ dàng, vì gánh tâm linh nhẹ bẫng, không có những ràng buộc lớn. Số
phận thiên di đã biến cải cấu trúc tâm linh của người H’mông trở nên “nhẹ gánh ông bà”,
ngõ hầu có thể nhẹ bước lang thang tìm miền đất mới. Chính chỗ này, tôi mới nói mảnh đất
tổ tiên [như Quí Châu] với người H’mông thì mờ nhạt hơn nhiều so với tâm thức về vùng
đất tổ tiên của người Việt. Nhưng, nhẹ không có nghĩa là mất, người H’mông vẫn mãi lưu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.