Xin cảm om nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Giang đã giúp xác nhận và cho biết
nguồn cung cấp thông tin.
Và cũng là của dân ca các tộc người ở Việt Nam, trong đó có người Việt. Những
kết luận về sự khổ đau, căm thù của cuộc đời đen tối của người phụ nữ trong dân ca dưới
thời phong kiến và sự giải phóng họ nhờ chế độ mới là một “mô hình làm việc” phổ biến
một thời, và vẫn duy trì manh mẽ tới tận ngày nay. Ở đây, đã có sự vi phạm nguyên tắc
thông diễn các vấn đề của quá khứ khi lấy các tiêu chí của xã hội hiện đại để đánh giá xã
hội trung đại. Vì thế, nếu nhìn trong mặt bằng của thời trung đại, thì người phụ nữ các tộc
người Việt Nam, kể cả phụ nữ Việt (tộc nam quyền mạnh nhất trong quốc gia Việt Nam đa
tộc người) vẫn có một vị trí cao hơn, tự do và được luật pháp bảo vệ tốt hơn người phụ nữ
xã hội Hán hay phương Tây trước thế kỷ XX.
Một dẫn chứng cho cấu trúc tự trị, đóng kín tộc người H’mông thể hiện qua hôn
nhân như tôi đã từng nói tới. Quan sát này là mẫu số đúng cho khá nhiều vùng người
H’mông cư trú.
Tự tử ở người H’mông là vấn đề nổi cộm sẽ được nghiên cứu này trở đi trở lại
nhiều lần. Điều sẽ được bàn kỹ hơn ở phần sau.
Điều này không khác gì làng Việt, như Dương xá là làng họ Dương, Trịnh xá là
làng họ Trịnh, hoặc Việt hóa như làng Nguyễn... Mà, hình thức ban đầu của nó có thể là sự
“cố thủ” dựa trên nguyên tắc dòng họ như người H’mông. Nhưng chỉ có điều, làng Việt
trong quá trình phát triển lâu dài, các khối di dân hòa nhập nhiều đợt, dài lâu, phá vỡ dân
tính khép kín của làng, hình thành các cự tộc, thế lực trong làng. Tuy nhiên, nguyên tắc cố
kết dòng họ không hẳn đã mất, mà nó biến thể, dù mờ nhạt qua nhiều biểu hiện. Một sự
kiện thú vị, ở làng Nguyễn (Nguyên Xá) - Thái Bình, điền dã ở đây, tôi ghi nhận được sự
kiện, trong làng, có một xóm, tập trung toàn người họ Nguyễn, mà theo lời họ nói, chỉ có
người họ Nguyễn mới ở được khu đất đó. Đã có trường hợp người họ khác đến mua đất,
sau không ở được vì lí do tâm linh đã phải chuyển đi. Nguyên tắc cố kết theo dòng họ,
huyết tộc cư chính là hình thức ban đầu của nguyên tắc cư trú tộc người (Kosven 2005:
204-205).
Ví dụ, thực địa vùng Thượng Minh, Hồng Thượng, Tuyên Quang, nơi có các tộc
người như Việt, Dao, Tày, Pà then, Thủy và H’mông (nhóm H’mông hoa theo đạo Tin
Lành), ghi nhận được sự kiện, người H’mông ở đây sống khép kín trong cộng đồng của
mình, ít giao lưu với các tộc người xung quanh. Trong khi, các tộc người xung quanh giao
lưu với nhau khá thân thiết, nhưng lại tỏ ra khá xa lạ với người H’mông. Mẫu cư trú của
H’mông ở Thượng Minh, còn tái lặp lại ở nhiều vùng, miền.