NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 296

[75]

Ngoài ra, còn lí do thực tế của việc cư trú tộc người quyết định hình thức cư trú.

Tộc người ở những nơi có nguy cơ bất ổn cao, như các vùng biên, làng bản của họ sẽ kiến
trúc theo lối công sự phòng thủ mà nếu ở nơi ổn định thì là không cần thiết. Ví dụ trường
hợp người Tày, Hickey cho biết, xã hội họ có hai hình thức cư trú, trong đấy, ở nơi ổn định,
họ có thể cư trú dọc theo sông, đồng ruộng, còn ở gần biên giới bất Ổn làng họ cấu trúc
theo mô hình bao kín, co cụm lại và được bảo vệ bởi tường bùn hay hàng rào tre (Hickey
1958: 96).

[76]

Sự kiện dân tộc học này, vốn phổ biến từ xa xưa, và ngày nay vẫn phổ biến ở cao

nguyên đá. Người H’mông di dân sang tận Mỹ vẫn khắc ghi tục lệ này, cả khi sinh ra và
chết đi, hồn được thầy cúng đưa về thăm nơi chôn nhau ban đầu. Vincent K. Her bình luận:
“Trong truyền thống xã hội H’mông, vị trí của nhau thai cũng truyền tải những thông tin
quan trọng về vai trò dự kiến của con trai và con gái (hay đàn ông và đàn bà). Một người
con trai đã và vẫn được mong chờ là “tuav ncej dlaab”, có nghĩa là để giữ vững các cột trụ
trung tâm. Bằng cách liên kết với nhau thai của họ với cấu trúc này, con trai được nhắc nhở
về nhiệm vụ của họ và trách nhiệm với dòng nội. Về mặt xã hội, họ bắt buộc phải đảm nhận
và duy trì nó. Mặt khác, như là kết quả của hôn nhân, đứa con gái sẽ rời khỏi gia đình. Việc
chôn nhau thai của cô ta sau khi sinh trong phòng ngủ làm mất đi trách nhiệm đó của cô ta"
(Her 2005).

[77]

Hình thức hôn nhân anh em chồng (levirat) được coi là dấu ấn của chế độ quần

hôn thời chế độ mẫu hệ. Hình thức hôn nhân này là phổ biến ở nhiều tộc người ở Việt Nam.

[78]

Mở rộng ra, thì đây là qui luật chung cho các xã hội nông nghiệp, bởi trong các xã

hội này, dòng của cải đi từ con đến bố mẹ. Khác với các xã hội công nghiệp, dòng của cải
đi từ bố mẹ đến con cái. Xã hội nông nghiệp, mà bản chất cần sức lao động để canh tác, sản
xuất, vì thế, trọng sinh nở, duy trì mua dâu... (Popkin 2010: 309). Trọng sinh trong xã hội
nông nghiệp, vì thế, không chỉ là tín ngưỡng phồn thực trọng sinh nở mà còn lí do thực
dụng nhằm tìm kiếm an toàn lương thực.

[79]

Mở rộng phạm vi quan tâm của vấn đề, sự kiện người con dâu mang tai vạ ít thấy

được dân ca nói tới, nhưng lịch sử thì vẫn ghi nhớ. Một chi tiết thú vị (dù đau thương) trong
xã hội Việt Nam, được John Kleinen dẫn Lương văn Hy nói tới đó là sự kiện trong cải cách
ruộng đất ở Việt Nam: “nhiều người con dâu đã có vai trò lớn trong việc tố cáo bố chồng
tội bóc lột” (Kleinen 2007: 129). Cấu trúc gia đình (ở đây là người Việt) khi gặp phải con
nguy biến, ghi nhận sự kiện người con dâu quay lưng lại quyền lợi gia đình. Tất nhiên,
trong tình huống “tai nạn” cải cách ruộng đất thì con tố cha, vợ tố chồng chứ không riêng gì
người con dâu tố cha chồng. Nhưng nhận định mà Kleinen dẫn từ Lương Văn Hy nhãn
mạnh vào sự kiện người con dâu quay lưng với số phận nhà chồng cho thấy tính chất lỏng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.