NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 298

Sự tự ái ấy, có lúc được những người H’mông khi được hỏi đến xem đó như là nết xấu của
lòng tự ái thái quá, mù quáng, ích kỷ. Trái lại, cũng có thể hiểu đó như phẩm chất tốt đẹp
của ý thức tự trọng. Vì tự trọng, nên người H’mông dù nghèo khổ, nhưng xã hội của họ
không có kẻ ăn xin (bởi người H’mông quan niệm “ăn mặc ở chân tay”). Điều này khác
hẳn với nhiều tộc người tự coi là “văn minh”, như xã hội người Việt, ăn xin đầy rẫy - và tự
tử, vì thế, cũng khá mờ nhạt! Nghệ sỹ người Việt trong lịch sử, trừ đại thiên tài Nguyễn Du
có dấu hiệu của một ca tự tử, còn lại, không hề thấy xuất hiện tự tử trong lớp những người
sáng tạo vốn đầy xung đột nội tâm này. Điều này là khá khác biệt với nghệ sỹ ở châu Âu
hay các quốc gia đông Á khác như Nhật Bản, ở đó, nghệ sỹ tự tử là khá nhiều. Người
H’mông tự tử, người Nhật tự sát, đằng sau đó, có lẽ còn là xưng năng ý thức cao độ về
phẩm giá con người. Vài liên tưởng mang tính rời rạc, tôi mong nới rộng phạm vi suy nghĩ
về tự tử H’mông. Dù sao, những suy tư theo lối kinh nghiệm luận mà chưa có một thống kê
xã hội học tương xứng thì rất dễ dẫn suy luận đi đến vô cùng.

[83]

Lẽ dĩ nhiên, ta biết rằng sự không phổ biến tri thức độc dược của tộc người, lí do

chính yếu không chỉ là sự lo sợ người dân biết đến mà sử dụng một cách bừa bãi, nguy hại
như giết người hay tự tử. Cấm kỵ phổ biến phép dụng độc ở tộc miền núi, trước nhất là lí
do quân sự. Đối đầu với các tộc miền núi, mà vũ khí thô so của họ thì không thể đủ làm run
sợ đội quân đông đảo ở đồng bằng, nhưng những vũ khí thô sơ ấy khi tẩm độc - những độc
dược vô phương cứu chữa thì lại là nỗi khiếp sợ của đám người đồng bằng. Nỗi sợ hãi tên
độc, giáo độc của người miền núi lại càng dâng lên cao độ trong niềm tin tập thể của đồng
bằng được thể hiện qua các truyện kể li kì, rùng rợn mà đám đông cư dân đồng bằng duy
trì. Vì thế, với các tộc thiểu số, bảo mật tri thức độc dược được đặt ra như một luật tục nặng
nề để có thế giữ gìn cho được sức mạnh miền núi. Phạm Thận Duật ghi chép về Hưng Hóa
xưa từ sách Bác vật chí: “Người Mán ở Giao Châu, Quảng Châu bôi chất độc vào đầu
gươm giáo, đâm vào người là phải chết. Nếu không thu xác chôn ngay, chỉ trong chốc lát da
thịt bị tiêu hết, chỉ còn lại bộ xương thôi. Dân ở đó thề với nhau là không bày cách làm tên
cho người ngoài. Kẻ nào chữa độc cho họ thì uống kinh nguyệt phụ nữ và ăn phân người”
(Phạm Thận Duật 2000: 181).

[84]

Trong một lần sơn dã, trả lời cho câu hỏi này, cụ Ma Khái Sò (Thái An, Quản Bạ,

Hà Giang) cho biết chi tiết, luật tục H’mông cấm phổ biến trong cộng đồng thuốc độc khi
săn thú, vì sợ có người xấu dùng để hại người (như tẩm vào tên bắn kẻ thù). Nhưng cây lá
ngón, vì mọc tràn lan khắp mọi nơi thì không thể giấu được. Hơn nữa, nếu dùng độc được
hại người thì cấm kỵ nhưng nếu là lựa chọn cá nhân, tự kết liễu đời mình thì người H’mông
cho phép, vì quyền chết cũng là quyền con người khi hắn đã muốn chọn lựa kết cục ấy (nên
nhớ, cây lá ngón chỉ trở nên kịch độc vô phương cứu chữa khi nuốt vào bụng, làm thối ruột,
còn khi tẩm vào tên bắn vào người khác thì không phải là độc dược chết người). Phải hiểu
hành động này như là một hành động biểu hiện ý thức và giá trị làm người cao độ ở người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.