H’mông. Cái chết, nếu cần phải chết, cũng là biểu hiện cho thái độ hiện sinh cao nhất [dù
không hề muốn liên tưởng, nhưng chi tiết này vẫn cứ gợi lên cho tôi thái độ quyết liệt, dám
tận kết đời mình để bảo toàn hiện sinh cao quí mà các triết gia Pháp (những người sống rất
thọ!) thường hay rao giảng].
Ở đây, cần ý thức rõ, tự tử bằng lá ngón cũng bắt gặp ở nhiều tộc người khác,
trong cả thực tế lẫn kho tàng văn học truyền khẩu để lại của họ. Điều này, hắn liên quan
mật thiết đến việc cây lá ngón mọc phổ biến khắp miền núi phía bắc Việt Nam. Truyện thơ
Tày Nam Kim Thị Đan, nhân vật chính nàng Thị Đan đã ăn lá ngón tự tử.
Tuy nhiên, với các tộc người khác thì chết tự tử và chết tự tử bằng lá ngón vẫn không phải
vấn đề nổi trội như ở cộng đồng H’mông. Và, hơn nữa, chết tự tử, như đã nói, ở các tộc
người khác H’mông bao giờ cũng bị coi là cái chết dữ. Như người Tày, tác giả của Nam
Kim Thị Đan, coi “thai mết” (chết dữ) gồm chết tự tử (uống thuốc độc, thắt cổ) là điều rất
đáng sợ. Bởi người chết dữ, hồn không được thanh thản sẽ quay về rủ rê hồn người sống
vào cõi chết. Người Tày quan niệm, chết dữ sẽ mang dớp xấu cho gia đình, vì vậy, kẻ chết
dữ không bao giờ được làm ma trong nhà (Dương Thuấn 2012: 146-147).
Tuy nhiên, sự kiện tự tử bằng “nuốt thuốc phiện” hẳn phải là xuất hiện muộn, cho
dù cây thuốc phiện đã từng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong số phận lịch sử người
H’mông. Nhưng ảnh hưởng của thuốc phiện là một ảnh hưởng muộn, vì trước thế kỷ XIX,
người H’mông hầu như còn chưa biết đến việc trồng cây thuốc phiện (Culas 1999: 634).
Văn hóa H’mông, cũng như văn hóa Việt, biết đến cây thuốc phiện rất muộn, chỉ từ/qua
mưu đồ thực dân phương Tây, nói đúng hơn sự mở rộng và tìm kiếm thị trường mới cho thế
lực chính trị thuốc phiện Âu Mỹ đã tìm thấy Đông Nam A (McCoy 2002). Thuốc phiện như
thế, là hiện tượng “ngoại lai” với văn hóa Việt được nhiều nhà nghiên cứu nói đến như
Phillipe Le Failler (Le Failler 2000: 28) (Nhất Thanh 1970: 158-172). Nhưng nó là cái
ngoại lại có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử các nước Đông Nam Á, làm thành mạng lưới
chính quyền, chính trị thuốc phiện ở Đông Dương và Đông Nam Á
Mà cứu thế luận của họ đã gây lên những cuộc bạo loạn vượt qua hết mọi xét đoán
thông thường. Cấu trúc niềm tin mãnh liệt kỳ lạ ở người H’mông là một vấn đề rất then
chốt trong việc hiểu tộc người này.
Bế Viết Đẳng viết: “quan niệm luân hồi trong quần chúng thể hiện trong việc cúng
bái, lòng mong ước tái sinh khi tự tử v.v...” (Bế Viết Đẳng 1973: 308). Không cho biết gì
thêm ngoài những dòng trên, nhưng dường như ta có thể đọc thấy trong thông tin văn tắt
mà Bế Viết Đẳng cung cấp, người H’mông cho rằng chết tự tử thì tái sinh nhanh hơn, hay
tốt đẹp hơn, vì tự tử duy trì ở họ “lòng mong ước tái sinh”. Diễn giải ý kiến Bế Viết Đẳng
như thế khá tương thích với dữ kiện dân tộc học tôi thu nhận được ở cao nguyên đá.