lẻo của sự gắn bó người con dâu với nhà chồng.
Từ ý nghĩa này, hẳn chứng ta nên tính đến giả thuyết không loại trừ, sự khắc nghiệt của mẹ
chồng với nàng dâu, một kẻ không cùng huyết thống gia nhập cấu trúc gia đình qua luật và
lệ là một lối thử thách lòng kiên nhẫn và rèn luyện ý thức cam tâm tình nguyện chấp nhận
mọi bất hạnh khi đã gắn bó với gia đình mới. Bởi, luật lệ dù có nghiêm ngặt đến đâu vẫn là
quyền lực bên ngoài, không có căn nguyên sâu xa như yếu tố sinh học (đồng huyết). Điều
này thể hiện rõ ở trường hợp họ Giàng người H’mông dù cấm kỵ dòng họ là không ăn tim
nhưng người con dâu họ Giàng thì lại được phép ăn. Vì: "con dâu được coi là thuộc họ
khác (Hồ Ly Giang 2013: 45). Vì thế, người con dâu không dễ lập tức được thừa nhận ngay
trong gia đình mới. Bà mẹ, vốn mang sẵn mối hiềm khích tranh chấp về tính dục và quyền
lực bà chủ còn thực thi chức năng thử thách người con dâu trước khi bà lui về hậu trường
vĩnh viễn. Giả thuyết này, cứ tạm dẫn ra đây như một gợi ý làm việc. Tuy nhiên, những suy
nghĩ ở trên, chủ yếu là mang tính lí thuyết, bởi sự đọc dân ca H’mông, cho đến giờ, vẫn
chưa tìm được dữ kiện nào nói tới tình huống người con dâu gây tai vạ.
Đây chính là lớp ý nghĩa “Cxangr pox niêv”, xem cụ thể phần tục kéo/bắt/cướp
dâu ở sau.
Truyền bản truyện kê’H’mông ở Việt Nam, theo ghi nhận cá nhân, có nói đến tự tử
nhưng không thấy đề cập nhiều đến hình thức tự tử bằng ăn lá ngón.
Xen vào vài nhận xét:
Như vậy, thật kỳ lạ, tự tử một vấn đề không xa lạ với kho tàng văn học truyền khẩu
H’mông, nhưng tự tử bằng ăn lá ngón thì phổ biến trong dân ca mà khá xa lạ với truyện kể.
Nên, tạm thời có thể nói, so với truyện kể, dân ca H’mông là một thể loại “năng động” hơn
khi gắn liền với đời sống mới - đất Hà Giang, nơi có nhiều cây lá ngón, và kéo theo nó là
hình thức tự tử bằng lá ngón đã được dân ca phản ánh.
Và căn cứ vào độ vênh nội dung giữa dân ca và truyện kể, có thể thấy, người H’mông là
một tộc chỉ mới đến Việt Nam vào một thời gian gần đây. Vì thế, tự tử lá ngón, cái hiện
tượng phổ biến ngoài đời thực này của người H’mông chưa kịp truyền dẫn vào kho tàng
truyện kể truyền miệng của họ mà làm xáo trộn mớ chi tiết trong một cấu trúc. Giả định
này, có lẽ, chỉ mang tính gợi mở thêm những suy nghĩ.
Thật đau lòng khi những người H’mông mà tôi hỏi chuyện, gần như tất cà đều kể
lại những câu chuyện buồn ngay trong gia đình, họ hàng hay làng xóm của mình với những
vụ tự tử (chủ yếu bằng lá ngón). Những câu chuyện thương tâm ấy, không chỉ phổ biến từ
xưa, mà còn xảy ra trong khoảng 10 năm trở lại đây. Lí do của mâu thuẫn, có thể rất đơn
giản, chỉ là những xung đột cỏn con hàng ngày. Người H’mông luôn có lòng tự ái cao độ,
và cái chết thường là kết thúc của sự tự ái đã lên đến tột cùng; cũng như nổi loạn H’mông,
ngoài lí do cấu trúc niềm tin, nhiều khi là kết cục của sự tự ái bị xâm phạm.