NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 300

[89]

Nhà gái đến dự đám tang con trong trường hợp chết tự tử không ở trực tiếp nhà

người con rể mà ở tạm một nhà hàng xóm nào đó gần đấy. Đến bữa, nhà trai phải cơm bưng
nước rót tận nơi cung phụng. Thái độ phục tùng nhà gái vô điều kiện vì gây oan ức khiến
con họ phải tự tử cũng là một cách đền đáp mất mát to lớn cho gia đình bố mẹ vợ mất con.

[90]

Tác giả Tô Ngọc Thanh đã cung cấp cho chúng ta một dẫn chứng vô cùng quan

trọng, rõ ràng nó đã lột tả được đặc thù H’mông thông qua cách thức chết đầy quyết liệt của
họ. Cùng là motif truyện kể: “Một đôi trai gái yêu nhau. Vì lí do nào đó họ không lấy được
nhau và cùng tự tử chết”. Người Thái trước khi chết hỏi suối, hỏi nai, hỏi chim khướu bạc
đầu... về nỗi oan khổ của mình, rồi nhẹ nhàng chết. Còn người H’mông thì đầy phẫn uất mà
chết:
[poem]“Nàng đầm đìa nước mắt, lòng sôi sục phẫn uất. Nàng tự nhủ:/ Đâm ngực chín lần
cho chết, không chết/ Đấm bụng mười lần cho chết, cũng không chết/ Ngửa mặt hỏi trời,
trời cao vòi vọi/ Cúi lưng hỏi đất, đất sâu thăm thẳm/ Thế thì ta đi ăn lá ngón, chín lá/ Rồi
ta nằm chết giữa đỉnh đồi kia/ Lưng dính chặt vào đất/ Mặt ngửa nhìn trời xanh / Chết
không thèm nhắm mắt/ Để thây ta trương phềnh/ Cho diều tha, quạ mổ/ Để bảo cho bố mẹ
ta biết/ Không cho ta lấy nhau, ta chết cho mà xem"
(Tô Ngọc Thanh 2007)[/poem]
Tác giả Tô Ngọc Thanh viết tiếp: “Liệu có thể gọi cách chết thứ nhất là “chết trữ tình, đầy
chất thơ” và cái chết thứ hai là “chết quyết liệt, đầy phẫn nộ” không? Và với hai “kiểu cách
chết”, liệu cần nói thêm gì về tính riêng trong tâm hồn và nhân cách văn hóa mỗi dân tộc
không?” (Tô Ngọc Thanh 2007: 300-301). Nguyễn Xuân Kính, về sau, đồng tình với cách
đặt vấn đề và tiếp tục dẫn lại câu hỏi của Tô Ngọc Thanh, và vẫn gác lại đó câu trả lời.

[91]

Cây lá ngón Gelsenium elegans Benth còn gọi là lá ngón hoa vàng là cây thuốc

độc, phân biệt với lá ngón hoa trắng Jasminum subtriplinerve Blume, họ nhài, có thể dùng
nấu canh là đặc sản. Ngoài ra còn có một loại lá ngón để ruốc cá mọc gần sông suối,
Pterocarya tonkinensis Dode, họ hồ đào, làm ruốc cá bằng cách giã nát (Diệp Đình Hoa
1998: 66-67).

[92]

Cái điều này, mà rồi đây, văn học của người Việt viết về người H’mông (Tô Hoài

chính là đại diện lớn) lại thêm phần khắc họa đậm nét. Đã có một quá trình “tưởng tượng”
về người H’mông và xã hội miền núi của họ không thật gần với bản chất. Góp vào duy trì
những hiểu biết sai lầm về xã hội người H’mông ở Việt Nam. Chủ đề này, tôi sẽ trả lời
trong những nghiên cứu cụ thể.

[93]

Kết luận này, như vậy nhắm đến một thách thức về phương pháp. Tôi cho rằng,

thật khó tin những nghiên cứu văn học dân gian đã tách rời văn bản ra khỏi đời sống văn
hóa, xã hội mà nó thuộc về. Những suy tư trong phòng giấy của các nhà nghiên cứu văn
học dân gian, vì thế, luôn dễ rơi vào vấn nạn ngộ nhận giá trị. Phương pháp dân tộc học văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.