NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 301

học bởi vậy, được tiến hành bằng cách bám chắc vào thực địa mới luôn đề cao văn học như
một sự kiện xã hội tổng thể như đúng quan niệm của M.Mauss.

[94]

Truyện kể này, như thế, lại một lần nữa làm sinh động thêm cá tính H’mông đầy

quyết liệt và phản ứng tự tử kinh niên trong hành động H’mông. Cậu em út câm khi gặp uất
ức đã liều chết bảo vệ “cái lí” của mình. Điều ấy lại nói lên khí chất H’mông luôn rất dữ
dội và liều lĩnh, khinh thường cả tính mạng để bảo vệ danh dự như cái lí của người
H’mông.

[95]

Ở người Việt, bà cô và tục thờ bà, phạm vi ảnh hưởng tâm linh rộng lớn của tín

ngưỡng thờ bà cô, như Michio Suenari cho biết tìm thấy trong một phạm vi rộng lớn các
nền văn hóa Hán hóa (Hán, Việt, Hàn, Nhật) là một vấn đề thú vị. Ở người H’mông, sự tác
động tâm linh của người phụ nữ chết trẻ, không con thờ tự (nội hàm bà cô các văn hóa Hán
hóa) có vẻ như khá mờ nhạt, mà tác động của bà cô - người phụ nữ uy tín trong họ (mang
nội hàm khác bà cô của các quốc gia Hán hóa) chủ yếu trên phương diện thế tục, lúc bà còn
sống.

[96]

Hiểu rộng theo Lê Thị Nhâm Tuyết thì vai trò của bà cô H’mông chính là dấu sót

lại của thời đại mẫu quyền, ghi nhận vai trò to lớn của người phụ nữ lớn tuổi với cộng
đồng. Nhâm Tuyết dẫn trường hợp bà lang Mường như là một điển hình (1973: 54). Trần
Hữu Tiệp thì nói đến chi tiết, quyền lực người phụ nữ H’mông, như trường hợp phụ nữ làm
thủ lĩnh thị tộc (trong truyện kể) đó là dấu vết của xã hội mẫu hệ (2007: 17). Như thế, hiểu
theo cách này, thì phải gọi dấu ấn quyền lực người phụ nữ H’mông lớn tuổi là dấu vết của
xã hội mẫu hệ (matrilinéarité) chứ không phải mẫu quyền (matriarcat). Mẫu hệ là con theo
dòng mẹ, nhưng đàn ông vẫn cầm quyền. Còn mẫu quyền là đàn bà cầm quyền. Mẫu quyền
ngày nay không thấy tồn tại ở Việt Nam, cũng như hầu khắp thế giới. Mẫu hệ thì vẫn tồn tại
nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, mẫu hệ có ở một số tộc người ở Tây Nguyên, người
Chăm ngày nay.

[97]

Nhiều dòng họ người H’mông họp thành một làng, hoặc có khi cả một làng chỉ có

một dòng họ. Với tộc người không quốc gia này, làng/họ có thể nói chính là đơn vị tổ chức
“hành chính” cao nhất. Mỗi khi phải đối phó với với các vấn đề mang tính tồn vong của cả
tộc người, các dòng họ dưới sự dẫn dắt của đại diện là trưởng họ, họp thành một hội đồng
già làng và bầu ra vị đứng đầu là một trưởng làng. Nhiều làng liên kết lại với nhau tạo
thành sức mạnh tổng thể H’mông để cùng liên kết chặt, chống lại các thế lực xâm phạm và
tiến hành chiến tranh.

[98]

Ở đây, vẫn sử dụng quan niệm của Từ Chi về “giáp” như một tổ chức hạt nhân của

cơ cấu làng xã người Việt. Cho dù, gần đây, giới nghiên cứu Việt học về làng xã Việt Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.