Chế tạo ra cộng đồng tưởng tượng kiểu này, về cảnh đời thậm khổ tối tăm của
người phụ nữ H’mông trong xã hội “cũ” lực lượng chính ngoài nhà nghiên cứu mang quan
điểm giai cấp mà còn cả các nhà văn theo “hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Cộng đồng này
được nói rộng thêm nữa khi điện ảnh, báo chí “cùng lập trường quan điểm”, tiếp tục “nhai
lại” chất liệu từ văn chương. Và đấy là con đường tạo thành “định kiến Mèo”, “định kiến
tộc người” ở xã hội đồng bằng Việt Nam. Một chủ đề, mà sớm muộn tôi sẽ còn phải quay
trở lại. một lối khác, những suy diễn thái quá từ phòng giấy, và nữa là kết luận về ngữ văn
học tộc người vội vã theo quán tính của mình đã đẩy những kết luận đi rất xa bản chất. Đã
qua rồi cái thời của nghiên cứu tộc người phòng giấy, nhưng ở Việt Nam, thì nghiên cứu
các vấn đề tộc người từ phòng giấy vẫn tồn tại (thậm chí phổ biến?!). Đó là còn chưa nói,
lẫn vào đó còn có nhiều “nghiên cứu” theo lối “đặt hàng” minh họa - một lối mòn, dù biết
là dễ sập bẫy ngộ nhận ý nghĩa, nhưng khó tránh của giới nghiên cứu! Kết quả là hàng loạt
ảo tưởng được chấp nhận. Hoặc đáng tiếc không kém, những quan sát tộc người, nếu có, thì
cũng đầy vội vã, nghiệp dư của màu sắc kinh nghiệm chủ nghĩa mà thiếu phương pháp và
trách nhiệm ở khối nghiên cứu folklore, dân tộc học. Chỉ một vài chuyến đi lớt phớt lên
miền núi, độ vài ngày, ở nhà nghỉ, ngủ khách sạn, ăn đặc sản, thăm thú đây đó vài nơi, thế
là: “thật đáng kể”! Chấm hết! Xem như người ta đã làm xong một chuyến thực địa! Mà khi
về các cơ quan, đơn vị nghiên cứu “chuyên môn” và “hàn lâm”, họ có thể tự hào đã hơn các
đồng nghiệp, phần đông nghiên cứu miền núi nhưng lại ngồi cắm rễ ở thành phố, là mình
đã từng có “quan sát tham dự” đối tượng nghiên cứu. Một ông bạn làm tộc người của tôi,
khá chính xác khi mỉa mai mà gọi kiểu thực địa như vậy là: “một cuộc điền dã chớp
nhoáng”! Thêm một chiêu trò mới gần đây, ở Việt Nam, khi phải nghiên cứu một vấn đề
folklore, dân tộc học nào đó, như một lễ hội chẳng hạn, những nhà nghiên cứu “đánh quả”,
sau khi móc nối ký được một đề tài “khẩm bạc” nào đó, liền bỏ ra ít tiền cho dân bản xứ để
họ tiến hành “phục dựng” lại lễ hội ấy. “Trò diễn” mang mác “phục dựng” lễ hội ấy sẽ được
các nhà nghiên cứu “chuyên nghiệp” đánh xe con lên miền cao, lượn lờ về miền quê, ghi
chép lại theo lối tốc ký, quay phim chụp ảnh ghi âm nhí nhoáy, thêm vài bình luận mang
tính “điển phạm” kiểu “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Thế là xong, về các “trung tâm”,
bỏ
Vợ chồng A Phủ là trường hợp kinh điển, được giảng dạy trong sách giáo khoa
nhiều thế hệ, được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh cách mạng xuất sắc. Và, được các
nhà “bình tán” văn chương, điện ảnh “xác tín” giá trị. Vì thế, nó là “lá cờ đầu” tạo ra sự
tưởng tượng không chuẩn xác về người H’mông và miền núi khác, tồn tại bền lâu trong căn
não người Việt. Như bạn thấy đó, rõ ràng, trong cấu trúc xã hội H’mông không tồn tại vấn
đề giai cấp. Và, sự khổ đau của người phụ nữ dưới áp chế nam quyền là có thực nhưng
không đến nỗi tất cả là sự quá ảm đạm như đời cô Mỵ - một trường hợp bi kịch trong văn
hóa H’mông, được/bị đồng nhất với toàn bộ nền văn hóa tộc người. Xã hội nam quyền nào