quốc gia: Mèo đã là H’mông và Dao vẫn là Dao - những cái tên tự gọi được tộc người lựa
chọn.
Di dân vì “thói quen” cũng là câu trả lời khá phổ biến của người H’mông ở nhiều
nơi khi được hỏi về vấn đề này.
Luận điểm này đã được quá nhiều nhà nghiên cứu nói đến, nhưng không hẳn đã
thuyết phục. Tôi bắt buộc phải lặp lại bởi nó đã được/bị xem như một luận điểm lớn thuộc
bản chất H’mông. Dù phải thừa nhận, tập tục “đốt rừng làm rẫy” của nhiều tộc người, nhất
là người H’mông đã góp vào tàn hại khá lớn các khu rừng, nhưng dẫu sao, vẫn cần phải
tranh luận thêm về điểm này. Bởi, qui luật nông nghiệp ở miền núi, nếu phương pháp đốt
rừng làm nương rẫy tuân thủ đảm bảo tính an toàn trong chu kỳ thời gian xoay vòng cho
phép canh tác, thì vẫn không gây ảnh hưởng đến môi trường rừng. Nó là vốn tri thức bản
địa tộc người.
Ngoài ra, cần nhớ rằng, người Việt trong thế kỷ XX, khi khắc phục nỗi sợ hãi đối với rừng
núi, lòng hám lợi dẫn đường và cả việc di dân người miền xuôi lên miền ngược của nhà
nước thì chính họ, những người Việt mới là những kẻ phá rừng nhiều nhất. “Người Việt
chắc chắn có khả năng phá rừng lớn hơn các tộc thiểu số rất nhiều” (Nguyễn Tùng -
Krowolski 2002). Thế nhưng, luôn tồn tại một diễn ngôn về những “kẻ phá hoại” là những
người thiểu số, tồn tại dai dẳng đến tận ngày nay như một định kiến. Có số liệu thống kê
cho biết trong nhiều nhóm tuổi luôn ở mức trên 50% người được phỏng vấn ngày nay tin
tưởng rằng dân thiểu số là những kẻ phá rừng (Nhiều tác giả, 2013, tr.50 và...).
Hồng Thao (1997: 21) cho biết, theo một tài liệu dân tộc học nước ngoài, người
H’mông cứ 30 năm có một khởi nghĩa nhỏ, 60 năm có một khởi nghĩa lớn [còn tài liệu
trong nước, thì kết luận ấy được nói tới bởi Đinh Xuân Lâm - Trần Quốc Vượng (1967:
32)]. Như thế, vòng đời một người H’mông chứng kiến nhiều lần nổi loạn.
Xèo: một loại cây lương thực trồng nương. Ý nói nhà Hán bất công (nguyên chú
của Doãn Thanh)
Các tác giả khác cung cấp thêm một dị bản về bài ca buồn thảm này của người
Mèo, ghi được ở Đồng Văn: “Quí Châu là quê hương yêu dấu của người Mèo ta/ Thời nhỏ
đây là chỗ dân Mèo ta ở/ Vì đâu người Mèo ta phải đói rách?/ Vì đâu Mèo ta không có chữ
nên phải mất nương?/ Vì dân Mèo ta không có chữ nên phải lìa quê hương” (Đinh Xuân
Lâm - Trần Quốc Vượng 1967: 32).
Nhận định này, về cơ bản đúng với mọi tộc người đã từng chạm trán với bành
trướng Hán tộc trong lịch sử. Nền văn minh Hán hóa đã được lịch sử ghi nhận thực hành sự
ảnh hưởng của mình bằng sức mạnh quân sự để truyền bá/áp đặt văn hóa của dân tộc mình