của cả Việt Nam. Bởi, sự chia cắt chính trị của hai miền Nam - Bắc Việt Nam, vì thế, cũng
là sự chia cắt của số phận khoa dân tộc học hai miền Nam - Bắc. Dân tộc học vốn gắn với
cái thực địa đã không cho phép các nhà nghiên cứu Bắc vào Nam và ngược lại, thành tựu
dân tộc học miền Nam cũng là đáng kể, nhưng gắn với các tộc người bên này sông Bến
Hải. Lâm Tâm vì thế, là nhà nghiên cứu H’mông lớp đầu có nhiều đóng góp. Các nghiên
cứu chính về H’mông của Lâm Tâm, cơ bản chỉ có vài bài báo đã công bố: “Lịch sử di cư
và tên gọi của người Mèo” (NCLS, số 30/1961); “Sơ lược về người Mèo ở huyện Kỳ Sơn
(Nghệ An)” (NCLS, số 86/1966); “Một điều tra về người Mèo”, Vietnammes Studies, 1972,
Hà Nội; Giàng A Páo - Lâm Tâm (1979), Truyền thống của dân tộc Mèo đoàn kết đấu
tranh hảo vệ tổ quốc Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Kể cả những đề cập cùng vấn đề này, trước Lâm Tâm một thập kỷ, trong một công
trình dân tộc học tổng quan có ý nghĩa về mặt lịch sử xuất hiện của nó, nhà dân tộc học Bùi
Đình cho biết sự di cư của người H’mông vào Việt Nam là do quá trình dài lâu va chạm
đầy máu lửa với người Hán. Người Mèo (giòng Mèo, họ sơn cước sống cao nhất như cách
gọi của Bùi Đình) di cư vào Việt Nam sau Mán (Dao), và “thâm nhập dần dần từng tốp nhỏ
một, hết thời đại nọ đến thời đại kia, sự di cư đó tiếp tục một cách rất êm thắm, không hề
xảy ra xung đột gì cả. Duy gần đây, hồi thế kỷ 19, có hai lần Mèo sang rất đông đi hàng
đoàn, tổng cộng ước đến năm sáu ngàn người [hiểu là năm đến sáu ngàn người - NMT],
kéo vào vùng Đông Vân [Đồng Văn - NMT], Yên Minh. Vì thế, năm 1860, đã xảy ra một
cuộc xung đột khá dữ đội giữa đám Mèo di cư và quân đội án ngữ biên thùy của triều đình
Việt, sau quan quân phải đem một đoàn voi ngót hai trăm con lên bình định, đám Mèo đó
mới chịu phục và rút lên các ngọn núi cao trong vùng đó. Từ đấy về sau, không hề có điều
gì đáng tiếc xẩy ra nữa và dân Mèo cũng được hưởng như dân son cước khác, một chế độ
tự trị rộng rãi” (Bùi Đình 1950: 78). Vậy, ý kiến Bùi Đình về cuộc di cư lớn và sự va chạm
với triều Nguyễn, có lẽ dựa vào sử liệu như Đại Nam Thực Lục, Phủ biên tạp lục.
Công trình này không dẫn nguồn tư liệu tham khảo của Lâm Tâm, vậy, có thể hiểu
những kiến giải về ba đợt di dân H’mông như thế là đưa ra bởi Bế Viết Đẳng.
Cũng có kiểu ý kiến khác như của Nguyễn Văn Hiệu, nghiên cứu ngôn ngữ
H’mông Sa Pa, ông cho rằng vào những năm 80 thế kỷ XVII, để tránh họa chiến tranh của
triều đình Trung Quốc với Ngô Tam Quế, một bộ phận người H’mông đã thiên di đến Việt
Nam, mà Lào Cai là điểm đến đầu tiên của người H’mông (Nguyễn Văn Hiệu 2012: 125).
Ý kiến này của Nguyễn Văn Hiệu là lạc lõng.
Như các tác giả: Bigo, A. (1938), “Ethnologie sommaire de rindochinne
Française”, L’Indochinne Française, Ha Noi, November; Geddes, Milliam Robert (1976),