xử ở đời (Vương Duy Quang 2005: 94). Như vậy, thần nghệ thuật Chơ Nghĩa chính là thần
dạy người H’mông tạo dựng cái lí (logic) sống ở đời.
Ở người H’mông, có một nghi lễ mang dấu ấn của lễ thành đinh là Lễ đặt tên già
hay Lễ trưởng thành (Hnongz tik bê lâul) mà ngày nay còn phổ biến. Người H’mông khi có
con đầu lòng, được 3 ngày, có nơi thì 2 hay 3 tháng, gia đình làm lễ gọi hồn cho bé và làm
lễ đặt tên già cho hai vợ chồng. Gia đình mời anh em, người thân đến dự bữa cơm rượu, mà
không có bất cứ hình thức cúng bái nào. Sau đó, người chồng có thể tự đứng lên tuyên bố,
hay nhờ một người lớn tuổi họ nội, có nơi nhờ ông ngoại đứng lên tuyên bố hộ lí do làm lễ
đặt tên già và công bố cái tên già mà chủ nhà đã tự chọn từ trước. Người H’mông có câu,
được người đại diện nói lên trong lễ đặt tên già: “mở đường cho thiên hạ đi, đặt tên cho
thiên hạ gọi” (“khấy kế chau rủa mô, khấy pê chảu lủa hô”). Từ đây, mọi người sẽ gọi vợ
chồng chủ nhà bằng tên già thay vì tên khai sinh. Ví dụ trưởng xóm Sà Phin A - Đồng Văn,
tên khai sinh là [Vàng] Mí Chơ, năm 20 tuổi, vợ anh sinh con đầu lòng, làm lễ đặt tên già
gọi là Nhìa Chơ. Từ đấy, cộng đồng sẽ gọi vợ chồng anh là ông, bà Nhìa Chơ. Lễ đặt tên
già có thể đơn giản hay phức tạp tùy từng địa phương, ở Quản Bạ, lễ đặt tên già khá đơn
giản, chỉ cần con gà chén rượu là xong bữa ăn. Ở Đồng Văn, Mèo Vạc thì bữa ăn vừa nhiều
mà phức tạp và rất tốn kém, một lễ ít thì 1 hay 2 lợn, đầy đủ có khi tốn tới 3 hay 4 lợn (ông
nội, ngoại: 1 lợn; anh cả nội, ngoại: 1 lợn; anh chị em còn lại: 1 lợn; quan khách: 1 lợn).
Thế nên, có người lớn tuổi mà vẫn chưa được đặt tên già. Cộng đồng H’mông quan niệm,
chưa được đặt tên già thì còn là hạng người trẻ, không được ngồi mâm người già, không
được kính trọng như lớp người già. Ngày xưa, lễ đặt tên già có một ý nghĩa quan trọng hơn
ngày nay rất nhiều. Bởi, xưa quan niệm, không đặt tên già tức chưa trưởng thành, khi chết
không lên bàn thờ cùng với ma tổ tiên. Tên già là để gọi trong khi cúng, nếu không có tên
già thì cứng không được gọi tên. Và, nếu không có tên già thì không được phép làm lễ
mừng thọ (pó phử).
Như thế, lễ đặt tên già thiếu hẳn những dấu ấn của nghi thức khai tâm, mà đơn giản, chỉ là
một hình thức chuyển tiếp phận vị, khẳng định sự trưởng thành của các thành viên trong xã
hội.
“Cá tính H’mông” là điều được nói tới rất nhiều trong các khu vực nghiên cứu
người H’mông. Trong những lần thực tế ở Hà Giang, khi trình bày quan điểm của mình về
việc lấy thể loại dân ca để thông hiểu tâm lí H’mông nhằm tìm thấy những “cá tính
H’mông” - yếu tố vững bền, chi phối các hành động tộc người, tôi đã nhận được sự đồng
tình của nhiều trí thức H’mông.
Cho đến nay, tồn tại rất nhiều cách phân loại dân ca H’mông khác nhau theo quan
điểm từng tác giả chứ không phải xuất phát từ ý thức tộc người, Trần Hữu Sơn (1996) phân
làm ba loại, Minh Khương phân làm sáu loại, Bùi Huy Mai phân làm ba loại, Hoàng Việt