NHỮNG ĐÒN TÂM LÝ TRONG THUYẾT PHỤC - Trang 151

Hình 4-3: Thế hệ trẻ tư duy độc

lập. Chúng ta thường nghĩ rằng thanh niên là những người bồng bột và suy nghĩ độc lập. Tuy

nhiên, chỉ cha mẹ chúng mới nghĩ như vậy. Giữa những người giống nhau, chúng cũng làm

theo những điều mà bằng chứng xã hội cho là đúng đắn.

Sau đó, người đàn ông đầy thiện ý này cũng lại làm mất chiếc ví trên

đường tới thùng thư – chiếc ví được để trong một phong bì thư đề tên chủ
nhân. Các nhà nghiên cứu muốn biết có bao nhiêu người nhặt được chiếc ví
sẽ làm theo người đã nhặt được trước đó và gửi thư liên lạc với chủ nhân.
Tuy nhiên, trong mỗi chiếc ví, các nhà nghiên cứu đã thay đổi một số đặc
điểm trong bức thư. Một số lá thư được viết bằng tiếng Anh chuẩn giống
như của một người Mỹ bình thường, trong khi một số lá thư khác được viết
bằng tiếng Anh cổ giống như của một người nước ngoài. Mặt khác, người
đầu tiên thấy ví và cố gắng mang trả lại được miêu tả trong những bức thư
theo hai cách: một người giống và một người không giống với phần lớn dân
Mỹ.

Câu hỏi thú vị được đặt ra là, liệu những người Manhattan thấy chiếc ví

và bức thư bên trong có bị ảnh hưởng nhiều khi quyết định liên lạc với chủ
nhân chiếc ví nếu người thấy ví đầu tiên khá giống với họ không? Câu trả
lời rất rõ ràng: Chỉ 33% những chiếc ví được đem trả lại trong trường hợp
người thấy đầu tiên không giống họ, nhưng tỷ lệ này lên tới 70% khi người
thấy đầu tiên được coi là giống họ. Kết quả này đưa ra một tính chất quan
trọng của nguyên tắc bằng chứng xã hội. Chúng ta sẽ dùng hành động của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.