bà gửi tiền và trong khi kiểm tra sổ sách, anh ta phát hiện thấy có cái gì đó
bất thường. Anh ta cho rằng mình đã lần ra dấu vết của thủ phạm – một
nhân viên của ngân hàng thường xuyên sửa chữa các bản báo cáo và giao
dịch của một số tài khoản nhất định. Anh ta cho biết tài khoản của bà cũng
có thể nằm trong những trường hợp trên song chưa thể chắc chắn cho đến
khi có được bằng chứng rõ ràng. Do vậy, anh ta yêu cầu bà cộng tác. Anh ta
hỏi bà có thể giúp bằng cách rút tiền tiết kiệm để đội kiểm tra và những
nhân viên ngân hàng có trách nhiệm có thể lần theo sổ sách ghi chép giao
dịch được thực hiện ở bàn làm việc của kẻ tình nghi không?
Thông thường, vẻ bề ngoài và cách giới thiệu của các “nhân viên thanh
tra ngân hàng” quá ấn tượng đến nỗi nạn nhân không bao giờ nghĩ đến việc
phải kiểm tra chức vụ pháp lý của họ, thậm chí chỉ cần một cú điện thoại.
Thay vào đó, nạn nhân đến ngân hàng, rút toàn bộ tiền và mang về nhà đợi
“vị thanh tra” theo danh nghĩa giăng bẫy thành công. Sau đó, nạn nhân
nhận được giấy thông báo từ một nhân viên bảo vệ ngân hàng mặc đồng
phục. Người này xuất hiện sau giờ ngân hàng đóng cửa và thông báo rằng
mọi chuyện đều ổn – tài khoản của góa phụ đó không thuộc danh sách
những tài khoản bị giả mạo. Cảm thấy nhẹ cả người, “thanh tra” lịch sự
cảm ơn góa phụ rồi sắp xếp để cho nhân viên bảo vệ mang số tiền quay trở
lại nơi gửi, như vậy sẽ an toàn hơn là ngày mai bà phải tự mang đi – lúc
này là thời điểm thuận lợi cho những kẻ lừa gạt vì ngân hàng đã đóng cửa.
Sau những cái bắt tay và mỉm cười thân thiện, nhân viên bảo vệ đỡ lấy số
tiền và để cho “vị thanh tra” một vài phút nói lời cảm ơn trước khi vị “vị
thanh tra” này cũng biến mất nốt. Cuối cùng, khi nạn nhân phát hiện ra thì
“nhân viên bảo vệ” không còn là nhân viên bảo vệ và “thanh tra” không
còn là thanh tra nữa. Khi đó “nhân viên bảo vệ” và “thanh tra” chính là một
cặp lừa đảo đã khiến chúng ta nghe theo “quyền lực” như bị thôi miên của
những bộ đồng phục giả mạo kỹ lưỡng.
Đồ trang sức