Đây là một bài học có tính giáo dục rất cao.
Hình 7-3: Barry Diller
Kể cả “người Mông Cổ thần kỳ”, người thường đưa ra những quyết
định sắc sảo đóng góp cho những thành công của các chương trình
truyền hình (Roots, Taxi, Cheers, The Simpsons) và những siêu phẩm
điện ảnh (Grease, Flashdance, Home Alone), cũng là đối thủ của tình
trạng kết hợp giữa cạnh tranh với khan hiếm.
Theo phóng viên Bob MacKenzie, khi Wood nói: “Đây là một bài học
mang tính giáo dục rất cao”, ông ấy đã mỉm cười. Chúng ta có thể chắc
chắn rằng dù Diller tuyên bố “sẽ không bao giờ” nhưng ông ấy đã không
làm vậy. Rõ ràng cả hai người đàn ông này đều học được điều gì đó từ
“Phiên đấu giá Poseidon khổng lồ”. Nhưng một người trong số họ phải trả
học phí cho “khóa học” này 1 triệu đô-la. Rất may, chúng ta cũng rút ra một
bài học giá trị từ đây nhưng rẻ hơn rất nhiều. Ta cũng nên chú ý rằng người
đàn ông mỉm cười là người đã để tuột mất một giải thưởng cực kỳ khan