Nhưng làm thế nào để có thể cân bằng ảnh hưởng của một nguyên tắc xã
hội như nguyên tắc đáp trả? Nguyên tắc đó dường như quá rộng lớn để
thoát ra và quá mạnh mẽ để vượt qua khi đã được kích hoạt. Có lẽ câu trả
lời lúc này, là ngăn chặn sự kích hoạt của nó. Có lẽ chúng ta có thể tránh
đương đầu với nguyên tắc này bằng cách không cho phép người đề nghị áp
đặt sức mạnh của nó trước tiên. Có lẽ bằng cách bác bỏ đặc ân hay nhượng
bộ đầu tiên của người đề nghị, chúng ta có thể tránh được rắc rối. Có lẽ;
nhưng, lúc này, có lẽ không. Rất khó để luôn khước từ người đề nghị thực
hiện một đặc ân hay một hy sinh ban đầu. Vấn đề là khi đã được đưa ra, sẽ
rất khó để nhận biết lời đề nghị có chân thành hay không hoặc hành động
đầu tiên đó có phải là sự lợi dụng hay không. Nếu chúng ta luôn giả định
điều xấu nhất, chúng ta sẽ không thể nhận được lợi ích từ bất kỳ nhượng bộ
hay đặc ân đúng đắn nào mà các cá nhân không hề có mục đích lợi dụng
nguyên tắc đáp trả đưa ra.
Tôi có một đồng nghiệp vẫn tức giận mỗi khi nhớ lại cảm giác của cô
cháu gái mười tuổi do một người đàn ông – với biện pháp tránh nguyên tắc
đáp trả – chối từ lòng tốt của cô bé một cách thô lỗ. Bọn trẻ trong lớp cô bé
tổ chức một buổi liên hoan tại trường học cho ông bà của mình, và nhiệm
vụ của cô bé là tặng hoa cho mỗi vị khách bước vào sân trường. Nhưng
người đàn ông đầu tiên cô bé tiếp cận đã quát vào mặt cô: “Hãy giữ lại”.
Không biết phải làm gì, cô bé lại giơ bông hoa ra lần nữa, và kết quả là chỉ
nhận được lời yêu cầu cho ông ta biết phải trả lại cô cái gì. Khi cô bé đáp
lại yếu ớt: “Không có gì cả, đó chỉ là một món quà thôi”, ông ta nhìn cô bé
chằm chằm bằng một cái nhìn ngờ vực, khăng khăng là ông ta đã nhận ra
“mánh của cô bé” và nhớ lại những việc ông ta gặp ở quá khứ. Cô bé đã bị
tổn thương tới mức không thể tiếp cận ai được nữa và không hoàn thành
nhiệm vụ của mình – một việc mà cô bé không hề lường trước. Thật khó có
thể đổ lỗi cho ai, người đàn ông vô ý hay những người khai thác đã lạm
dụng ý thức đáp trả cho đến khi phản ứng của ông ta biến thành sự chối từ
tự động. Bất kể bạn thấy ai là người đáng đổ lỗi nhất, thì bài học ở đây đã
quá rõ ràng. Chúng ta sẽ luôn luôn thật sự gặp được những người hào