NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 115

đến tác động của cảnh tượng vào thị giác, chứ không chú ý ngay lập tức
đến sự biểu đạt của nó.

Phần lớn những bức ảnh gây sốc mà người ta trưng bày đều giả dối,

chính vì chúng đã chọn trạng thái trung gian giữa sự việc đích thực và sự
việc được nống lên: có dụng ý quá rõ nên không còn là ảnh chụp và chính
xác quá nên không còn là hội hoạ, các bức ảnh gây sốc ấy vừa thiếu cái bức
xúc của sự thật trần trụi vừa thiếu cái chân lý của nghệ thuật: người ta đã
muốn biến chúng thành những ký hiệu thuần tuý, mà không chấp nhận để
cho các ký hiệu ấy ít ra có cái gì đó mơ hồ, chẳng hiểu được ngay. Do vậy
mà những bức ảnh duy nhất gây sốc trong triển lãm (mà tôn chỉ vẫn rất
đáng ca ngợi) lại chính là các bức ảnh thông tấn, với những cảnh tượng toát
lên cái nhức nhối, sự trần trụi, thậm chí cả tính chất trì độn rành rành.
Những người Guatemala bị xử bắn, nỗi đau đớn của cô vợ chưa cưới của
Aduan Malki, anh chàng người Syrie bị sát hại, cái dùi cui của tên cảnh sát
giơ lên, những hình ảnh ấy khiến ta ngạc nhiên, bởi vì mới nhìn thoáng qua
chúng có vẻ xa lạ, hầu như bình lặng, chẳng ngang tầm với chuyện thực
xảy ra: chỉ nhìn thôi thì chúng bị giảm nhẹ, bị tước mất cái numen mà các
hoạ sĩ bố cục chắc thế nào cũng thêm vào (mà thế là chính đáng, bởi vì đấy
là hội hoạ). Thiếu đi cả chất thơ lẫn sự giải thích, nên cái tự nhiên của
những hình ảnh ấy buộc người xem phải băn khoăn ghê gớm, phải tự mình
đi vào phán xét mà không bị vướng víu bởi sự hiện diện như đấng chúa tể
của nhiếp ảnh gia. Vấn đề ở đây chính là sự thanh lọc về mặt phê phán mà
Brecht đòi hỏi, chứ không còn là sự tẩy rửa về mặt xúc cảm như trong
trường hợp hội hoạ chủ đề: có lẽ ta gặp lại ở đây hai phạm trù cái sử thi và
cái bi đát. Ảnh chụp đúng sự thật dẫn đến bức xúc về nỗi kinh khủng, chứ
không dẫn đến chính nỗi kinh khủng ấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.