NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 144

Hướng dẫn Du lịch Xanh) người ta làm như có thể so sánh được với nhau
sự xa hoa đặc quyền và mức sống của dân chúng; người ta xem như trang
phục “sang trọng” không ai bắt chước được của Paris là của toàn nước
Pháp, như thể tất cả các phụ nữ Pháp đều đến trang sức tại tiệm Dior hoặc
Balanciaga; và người ta giới thiệu những phụ nữ Liên Xô trẻ tuổi ngây ngất
trước thời trang Pháp như thể đấy là một bộ tộc nguyên thuỷ đứng ngẩn ra
trước cái phuốc-sét hoặc cái máy hát. Một cách khái quát, chuyến du lịch
sang Liên Xô chủ yếu dùng để lập ra bản tưởng lục tư sản của nền văn
minh phương Tây: bộ áo dài Paris, những đầu máy xe lửa huýt còi chứ
không rống lên, các tiệm rượu, thời của nước lê ép đã qua rồi, và đặc biệt
nước Pháp lại có đặc ân cao nhất là Paris, nghĩa là một tổ hợp những tiệm
may lớn cho nữ giới và tiệm rượu Les Folies-Bergères: dường như chính
cái kho báu không thể với tới được kia làm cho dân Nga mơ tưởng qua
những khách du lịch của con tàu Batory.

Trước những thứ ấy, chế độ có thể cứ trung thành với bức biếm hoạ

của mình, bức biếm hoạ của một thể chế áp bức kìm giữ tất cả trong cái
đơn điệu máy móc. Người bồi bàn ở toa tàu nằm đòi lại ông Macaigne
chiếc thìa của cốc trà, ông Macaigne (vẫn trong động thái lớn của thuyết
bất khả tri chính trị) kết luận là tồn tại một chế độ quan liêu giấy tờ khổng
lồ, chỉ chăm chăm kiểm kê cho đủ từng chiếc thìa con. Lại thêm bằng
chứng mới để khoe khoang tự hào về cái lộn xộn của dân tộc Pháp. Tình
trạng bừa bãi của phong tục và những cách xử sự bên ngoài là minh chứng
tuyệt vời cho trật tự: chủ nghĩa cá nhân là một huyền thoại tư sản cho phép
tiêm liều vắc-xin tự do vô hại vào cái trật tự và chuyên chế giai cấp: con tàu
Batory đem đến cho dân Nga sửng sốt cảnh tượng một thứ tự do quyến rũ,
tự do được chuyện trò ba hoa trong lúc đi thăm các viện bảo tàng và được
“làm trò nhả nhớt” dưới tàu điện ngầm.

Tất nhiên “chủ nghĩa cá nhân” chỉ là một sản phẩm xa xỉ để xuất khẩu,

ở Pháp, và áp dụng vào một đối tượng có tầm quan trọng khác, ít ra là ở
trên tờ Le Figaro, nó được gọi bằng một cái tên khác. Khi bốn trăm người
được gọi tái nhập ngũ vào Không quân, một hôm chủ nhật đã từ chối đi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.