NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 158

bên là những từ ngữ phạm tội, còn bên kia là những từ ngữ xét xử. Dĩ
nhiên, bài học đạo lý hay ho Đẳng cấp Thư Ba ấy chắc chắn sẽ dẫn đến tình
trạng lưỡng phân mới, cũng quá đơn giản như sự lưỡng phân mà người ta
muốn tố cáo nhân danh ngay tính chất phức tạp. Quả thật, thế giới của
chúng ta có thể là thế này hay là thế khác, nhưng xin cứ yên trí rằng đó là
sự chia tách không có Toà án: chẳng có miễn trừ cho các quan toà, họ cũng
thực sự là khách trên tàu.

Vả chăng chỉ cần xem những huyền thoại nào khác lộ ra trong lối phê

bình Chẳng-Chẳng ấy là đủ hiểu nó đứng về bên nào. Không nói dài thêm
nữa đến huyền thoại về tính phi thời gian nó hoàn toàn vin vào một “nền
văn hoá” vĩnh hằng (“một nghệ thuật của mọi thời đại”), tôi còn thấy trong
học thuyết Chẳng-Chẳng của chúng ta hai dấu hiệu hiện hành của huyền
thoại tư sản. Dấu hiệu thứ nhất là dựa vào một ý niệm nào đấy về tự do,
được quan niệm như “khước từ nhận xét a priori

*

”. Thế nhưng một nhận

xét văn chương lại luôn được quy định bởi giọng điệu mà nó tham gia, và
ngay sự vắng bóng của hệ thống – nhất là khi được nâng lên trạng thái
tuyên bố về nguyên tắc – cũng bắt nguồn từ một hệ thống hoàn toàn xác
định, trong trường hợp này đó là dị bản hết sức tầm thường của hệ tư tưởng
tư sản (hoặc của văn hoá, như tác giả không ghi tên của chúng ta có lẽ sẽ
bảo thế). Thậm chí ta còn có thể nói rằng khi người ấy cam đoan tự do
trước hết thì cũng là lúc sự phụ thuộc của anh ta là điều ít phải bàn cãi nhất.
Người ta có thể yên tâm thách thức bất cứ ai định tiến hành một lối phê
bình vô tư, chẳng liên quan đến mọi quyết định có tính chất hệ thống: chính
các nhà phê bình Chẳng-Chẳng cũng gia nhập vào một hệ thống, không
nhất thiết đó là hệ thống chỗ dựa của họ. Người ta không thể nhận định về
Văn chương mà trước đó không có một ý niệm nào về Con người và Lịch
sử, về cái Thiện, cái ác, về Xã hội, v.v.: chỉ riêng cái từ ngữ đơn giản Phiêu
lưu
được các nhà phê bình Chẳng-Chẳng của chúng ta đạo đức hoá một
cách hí hửng, đối lập với những hệ thống xấu xa “chẳng làm ai ngạc
nhiên”, cũng đã thành truyền thống, nếp cũ từ lâu, lâu lắm rồi! Mọi tự do
cuối cùng bao giờ cũng quay về với sự gắn bó nào đấy đã quen biết, chẳng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.