NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 169

thừa nhận thơ ấy được xây dựng trên tính khác biệt sâu sắc do chính tự
nhiên đặt ra giữa tuổi ấu thơ và tuổi chín chắn, đó cũng là nêu thành định
đề trẻ em như một con người phi xã hội, hay ít ra, con người có khả năng
bột phát tự phê phán và tránh không sử dụng những từ ngữ đã từng nghe,
với mục đích duy nhất là tự thể hiện đầy đủ như một đứa trẻ lý tưởng: tin
vào “thiên tài” thơ ca của trẻ em là tin vào một thứ trinh sản văn chương, là
một lần nữa xem văn chương như năng khiếu trời cho. Mọi dấu vết “văn
hoá” ở đây đều bị xếp vào loại dối trá, dường như việc sử dụng các từ ngữ
đều được tự nhiên quy định hết sức nghiêm ngặt, dường như đứa trẻ không
sống thường xuyên thẩm thấu với môi trường người lớn; và phép ẩn dụ,
hình ảnh, các chi tiết ý nhị có được ở tuổi ấu thơ là những dấu hiệu của tự
phát thuần tuý, trong khi, có ý thức hay không thì chúng vẫn cứ là kết quả
của nỗ lực rèn luyện, chúng vẫn đòi hỏi phải có một “chiều sâu” nơi sự
chín chắn cá nhân có phần quyết định.

Dù kết quả điều tra là như thế nào, điều bí ẩn vẫn chẳng thú vị gì mấy,

chẳng soi sáng về tuổi ấu thơ cũng như về thơ ca. Lý do khiến chẳng còn ai
quan tâm đến nó là ở chỗ dù ngây thơ hay chín chắn, thơ ca ấy vẫn hoàn
toàn có thực tế lịch sử: người ta có thể xác định thời điểm của nó, và chí ít
có thể nói, đó là hơn tám năm một chút, trùng với tuổi của Minou Drouet
hiện nay. Thực vậy, chung quanh năm 1914 có một số nhà thơ vị thành niên
mà các cuốn lịch sử văn học của chúng ta, hết sức lúng túng khi sắp xếp cái
hư không, thường gom lại dưới cái tên nhã nhặn là các Thi sĩ Biệt lập và
các Thi sĩ Đến muộn, các Thi sĩ Phóng túng và các Thi sĩ Tâm tình, v.v..
Hiển nhiên là phải xếp vào đấy cô bé Drouet – hoặc nàng thơ của cô ta –
bên cạnh các thi sĩ uy tín như Bà Burnat-Provins

*

, Roger Allard

*

hoặc

Tristan Klingsor

*

. Thơ ca của Minou Drouet là thuộc mãnh lực ấy; đó là

loại thơ ca khôn khéo, ngọt ngào, hoàn toàn xây dựng trên niềm tin rằng
thơ ca là việc của ẩn dụ, và nội dung chẳng có gì khác ngoài thứ tình cảm
bi thương tư sản. Cái lối kiểu cách tỉa tót ấy mà có thể xem là thơ ca, và
thậm chí người ta còn dẫn ra tên của Rimbaud, nhà-thơ-nhi-đồng quen
thuộc, điều đó bắt nguồn từ huyền thoại thuần tuý. Mà là huyền thoại hết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.