NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 170

sức hiển nhiên, bởi lẽ chức năng của các thi sĩ ấy là rõ ràng: họ cung cấp
cho công chúng những ký hiệu của thơ ca, chứ không phải là thơ ca đích
thị: họ rất tiết kiệm và làm yên lòng. Một phụ nữ đã thể hiện rõ ràng chức
năng bề ngoài thì phóng túng còn bề sâu thì khôn ngoan của “mẫn cảm”
tâm tình ấy: đó là bà De Noailles

*

, chính bà (thật là trùng hợp!) vào thời

của mình cũng đã đề tựa cho những bài thơ của một cô bé “thiên tài” khác,
Sabine Sicaud

*

, chết khi mới mười bốn tuổi.

Vậy là xác thực hay không thì thơ ca ấy cũng đã cũ – và cũ mèm rồi.

Nhưng ngày nay được chiến dịch báo chí và vài nhân vật bảo lãnh làm rùm
beng, thơ ca ấy cho chúng ta đọc chính cái mà xã hội tưởng là tuổi ấu thơ
và thơ ca. Được dẫn ra, được ca ngợi hoặc chê bai, những bài thơ của gia
đình Drouet là các tư liệu huyền thoại quý giá.

Trước hết ở đấy có huyền thoại về thiên tài mà chắc chắn người ta

không bao giờ có thể nói hết ngọn ngành. Các nhà cổ điển đã hống hách
tuyên bố thiên tài là vấn đề kiên trì. Ngày nay, thiên tài là vượt thời gian, là
làm năm lên tám tuổi việc mà thông thường người ta làm năm hai mươi
lăm. Chỉ đơn giản là lượng thời gian: vấn đề là đi nhanh hơn tất cả mọi
người một chút. Vậy thời thơ ấu sẽ trở thành cõi ưu ái của thiên tài. Vào
thời đại Pascal

*

, người ta coi tuổi thơ như một thời bỏ lỡ: vấn đề lúc đó là

ra khỏi thời thơ ấu cho thật nhanh. Từ thời đại lãng mạn, nghĩa là từ chiến
thắng tư sản, vấn đề là ở lại thời thơ ấu càng lâu càng tốt. Mọi hành vi
người lớn có thể quy cho tuổi ấu thơ (kể cả đến muộn) đều mang tính chất
phi thời gian, đều có vẻ lạ lùng bởi là sản vật xuất hiện sớm. Tình trạng
trưởng thành lạc lõng của tuổi ấy tất nhiên đòi hỏi người ta xem nó như
một tuổi cá biệt, hoàn toàn khép kín, có quy chế đặc biệt, như một bản chất
khó tả nên lời và bất khả truyền.

Nhưng ngay lúc tuổi ấu thơ được xác định như một điều kỳ lạ, người

ta lại cam đoan điều kỳ lạ ấy chẳng qua chỉ là sớm bước sang những năng
lực của tuổi trưởng thành. Tính chất riêng biệt của tuổi ấu thơ do vậy mà
nhập nhằng, đúng như tính chất nhập nhằng của tất cả các đối tượng trong
thế giới cổ điển: như những quả đậu xanh trong so sánh của Sartre

*

, tuổi ấu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.