NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 172

càng chất chứa những “công thức”, thì càng được xem là thành công. Song
chỉ có những thi sĩ tồi mới tạo các hình ảnh “đẹp” hoặc chỉ tạo các hình ảnh
ấy mà thôi. Họ ngây thơ quan niệm ngôn ngữ thơ ca như đem cộng các lời
hay ho lại với nhau, chắc họ tưởng rằng thơ ca vốn là để chuyển tải cái phi
thực tại, nên cần phải bằng bất cứ giá nào phiên dịch đối tượng, chuyển từ
Larousse

*

sang ẩn dụ, dường như chỉ cần gọi sai tên các sự vật là đủ làm

cho chúng thành thơ. Kết quả là lối thơ ca ẩn dụ thuần tuý ấy hoàn toàn
được xây dựng trên một thứ từ điển thơ ca, mà Molière đã lấy ra vài trang
cho thời đại của ông, và thi sĩ rút trong từ điển ấy ra bài thơ của mình, như
thể anh ta phải dịch từ “văn xuôi” sang “thơ”. Thơ ca của gia đình Drouet
là lối ẩn dụ liên tục hết sức chăm chút ấy, trong đó các tay sốt sắng, cả nam
cả nữ, hoan hỉ nhận ra khuôn mặt sáng láng, đầy uy lực của Thơ ca, Thơ ca
của họ (còn gì khiến an tâm hơn một cuốn từ điển).

Chính những khám phá chồng chất ấy sinh ra con số cộng hết lời

khâm phục này đến lời khâm phục khác: việc thâm nhập bài thơ chẳng còn
là hành vi tổng thể, quyết định một cách chậm chạp và kiên trì qua cả loạt
những thời gian chết, mà là chất đống những ngây ngất, những hoan hô,
những chào mừng trò nhào lộn ngôn từ thành công: cả ở đây cũng thế,
chính là số lượng tạo nên giá trị. Những bài thơ của Minou Drouet xuất
hiện theo hướng đó như phản ngữ của mọi Thơ ca, ở chỗ chúng trốn tránh
thứ vũ khí đơn độc của các nhà văn là tính văn chương: song chỉ duy nhất
tính văn chương là có thể làm cho ẩn dụ thơ ca thoát khỏi giả tạo, để nó lộ
ra như tia loé của chân lý chinh phục được qua sự lải nhải ghê tởm của
ngôn từ. Để chỉ nói về Thơ ca hiện đại (vì tôi nghi ngờ có một bản chất của
thơ ca, bên ngoài Lịch sử của nó), tất nhiên là thơ của Apollinaire

*

, chứ

không phải thơ của bà Burnat-Provins, chắc chắn vẻ đẹp của nó, chân lý
của nó là ở tính biện chứng sâu sắc giữa cái sống và cái chết của ngôn ngữ,
giữa bề dày của từ ngữ và nỗi ngán ngẩm của cú pháp. Thế mà thơ của
Minou Drouet cứ lải nhải mãi không thôi, như thể chúng sợ sự im lặng; thơ
ấy rõ ràng sợ hãi con chữ và sống bằng cách chồng chất các kiểu xoay xở:
nó lẫn lộn cuộc đời với chứng thác loạn thần kinh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.