NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 173

Và người ta an tâm với loại thơ ca này chính là vì thế. Mặc dầu người

ta cố cường điệu nó lên là khác thường, mặc dầu người ta làm ra vẻ sửng
sốt tiếp nhận nó với những kiểu tán tụng lây lan mãi, chính lối thơ lải nhải,
lối liệt kê những khám phá, lối khéo léo tính toán sắp xếp những thừa thãi
chẳng đáng giá là bao ấy, tất cả dựng lên một loại Thơ ca hào nhoáng và
mamg tính kinh tế: cả ở đây cũng ngự trị thứ giả, một trong những phát
minh quý giá nhất của thế giới tư sản, bởi vì phát minh này làm cho kiếm
thêm được tiền mà hàng hoá bề ngoài trông vẫn cứ như thật. Chẳng phải
ngẫu nhiên mà tờ L’Express đã vơ lấy trường hợp Minou Drouet: đó là thơ
ca lý tưởng của một thế giới hết sức chăm chút đến cái bề ngoài; bản thân
Minou dọn đường cho những kẻ khác: chỉ tốn có một cô bé để bước vào
Thi đàn lộng lẫy.

Loại Thơ ca ấy tất nhiên có Tiểu thuyết của nó, thể loại tiểu thuyết này

sẽ là một ngôn ngữ cũng hoàn toàn minh bạch và thực tiễn, hào nhoáng và
thông dụng, chức năng của nó sẽ được niêm yết với giá phải chăng, một
tiểu thuyết rất “lành mạnh” sẽ mang trong bản thân nó những ký hiệu rành
rành về tính tiểu thuyết, một tiểu thuyết vừa chắc chắn vừa không đắt:
chẳng hạn Giải thưởng Goncourt được giới thiệu với chúng ta vào năm
1955 như sự thắng lợi của truyền thống lành mạnh (Stendhal, Balzac, Zola

*

thế chỗ Mozart và Rimbaud ở đây) chống lại những sự suy đồi của phái
tiền phong. Điều quan trọng, như trong trang nội trợ ở những tờ báo phụ nữ
của chúng ta, là phải xử lý với các vật phẩm văn chương để người ta biết rõ
mẫu mã, công dụng và giá cả trước khi mua, và trong các vật phẩm ấy đừng
bao giờ có cái gì khiến người ta bỡ ngỡ: bởi lẽ chẳng có bất cứ nguy hiểm
gì khi cao giọng tuyên bố thơ của Minou Drouet là lạ thường, nếu như ngay
từ đầu người ta thừa nhận thơ ấy là thơ. Thế nhưng Văn chương chỉ bắt đầu
trước cái không thể gọi tên, đối diện với nhận thức về một cái khác xa lạ
chính ngay với ngôn ngữ đang tìm kiếm nó. Chính sự hoài nghi có tính
sáng tạo ấy, chính cái chết năng sản ấy là điều mà xã hội chúng ta lên án
trong Văn chương tốt lành và phù phép trong Văn chương xấu xa. Muốn la
lối lên rằng Tiểu thuyết là tiểu thuyết, Thơ là thơ và Kịch là kịch, lối trùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.