NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 209

luật lệ nào, dù là luật lệ tự nhiên hay không, lại cấm đoán nói về các sự vật.
Một cái cây là một cái cây. Tất nhiên đúng thế. Nhưng một cái cây do
Minou Drouet nói ra lại không còn hoàn toàn là một cái cây nữa

*

, đó là cái

cây được trang trí, thích hợp với loại tiêu dùng nào đấy, cái cây khoác lên
mình những thị hiếu văn chương, những phản kháng, những hình ảnh, tóm
lại là được xã hội sử dụng, nó không còn là chất liệu thuần tuý nữa.

Dĩ nhiên, chẳng phải tất cả đều đồng thời được nói lên: một số đối

tượng trở thành mồi của ngôn từ huyền thoại trong chốc lát, rồi chúng biến
đi, số khác đến chiếm chỗ, đi vào huyền thoại. Có những đối tượng nào dứt
khoát
có tính khơi gợi, như Baudelaire từng nói thế về người Phụ nữ hay
không? Chắc chắn là không: người ta có thể quan niệm những huyền thoại
rất cổ xưa, nhưng không có các huyền thoại vĩnh hằng; bởi vì chính lịch sử
nhân loại đã làm cho cái hiện thực chuyển sang trạng thái ngôn từ, chính
lịch sử nhân loại và chỉ có nó mới quy định sự sống và cái chết của ngôn
ngữ huyền thoại. Dù xa xưa hay không, huyền thoại cũng chỉ có thể có một
nền tảng lịch sử, vì huyền thoại là một ngôn từ do lịch sử lựa chọn: nó
không thể nảy sinh từ “bản chất” các sự vật.

Ngôn từ ấy là một thông điệp. Vậy nó không nhất thiết cứ phải từ

miệng thốt ra; nó có thể được hình thành bằng các chữ viết hoặc các thể
hiện: diễn ngôn viết ra, nhưng cũng có thể là ảnh chụp, điện ảnh, phóng sự,
thể thao, các cuộc biểu diễn, quảng cáo, tất cả đều có thể làm nền cho ngôn
từ huyền thoại. Huyền thoại không thể được xác định bằng đối tượng hay
bằng chất liệu của nó, bởi vì bất cứ chất liệu nào cũng có thể được gán cho
ý nghĩa biểu đạt một cách võ đoán: mũi tên người ta mang theo để biểu đạt
sự thách thức cũng là một ngôn từ. Dĩ nhiên, trong lĩnh vực nhận thức, hình
ảnh và chữ viết chẳng hạn, không đòi hỏi cùng một kiểu ý thức; và riêng về
hình ảnh cũng có nhiều phương thức đọc: một sơ đồ khiến ta nghĩ đến sự
biểu đạt nhiều hơn là một hình vẽ, một bản mô phỏng nhiều hơn là một bản
gốc, một bức biếm hoạ nhiều hơn là một bức chân dung. Nhưng thật ra ở
đây vấn đề không còn là phương thức thể hiện mang tính lý thuyết nữa: vấn
đề là hình ảnh ấy được đưa ra để nói lên sự biểu đạt ấy: ngôn từ huyền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.