NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 212

cỗi; có lẽ nó đã hiểu ra rằng nghiên cứu chuyên biệt các hình thức chẳng hề
mâu thuẫn với những nguyên tắc cần thiết của tổng thể và của Lịch sử. Mà
ngược lại là khác: một hệ thống càng được xác định chuyên biệt trong các
hình thức của nó thì càng dễ thích ứng với cách phê bình lịch sử. Nhại lại
một lời quen thuộc, tôi sẽ nói rằng chút ít chủ nghĩa hình thức khiến xa rời
Lịch sử, nhưng chủ nghĩa hình thức nhiều nhiều lại đưa về gần Lịch sử.
Còn thí dụ nào về loại phê bình tổng thể rõ rệt hơn là việc miêu tả có tính
chất vừa hình thức vừa lịch sử, vừa ký hiệu học vừa tư tưởng học, về tính
cách chí tôn trong cuốn Saint-Genet của Sartre? Trái lại điều nguy hiểm là
xem các hình thức như những đối tượng mập mờ, nửa hình thức và nửa nội
dung, là gán cho hình thức cái chất hình thức, như chẳng hạn Jdanov đã
quan niệm về chủ nghĩa hiện thực. Ký hiệu học, đặt trong những giới hạn
của nó, không phải là cái bẫy siêu hình học: nó là một khoa học trong số
các khoa học khác, cần thiết nhưng không đủ. Điều quan trọng là phải thấy
rằng lý giải một vấn đề không thể tiến hành bằng cách cắt bỏ hướng tiếp
cận này hay hướng tiếp cận kia, mà phải bằng cách, như Engels

*

nói, phối

hợp biện chứng các khoa học riêng biệt tham gia nghiên cứu. Đối với
huyền thoại học cũng vậy: nó đồng thời thuộc về ký hiệu học với tư cách
khoa học hình thức, và thuộc về tư tưởng học với tư cách khoa học lịch sử:
nó nghiên cứu những tư-tưởng-dạng-hình-thức.

*

Vậy tôi sẽ nhắc lại rằng mọi ký hiệu học đều có tiền đề là mối tương

quan giữa hai vế, cái biểu đạt và cái được biểu đạt

*

. Mối tương quan ấy

diễn ra trên những đối tượng thuộc các lĩnh vục khác nhau, và vì thế nó
không phải là sự ngang bằng mà là sự tương đương, cần chú ý ở đây là trái
với hoạt động ngôn ngữ thông thường cho tôi biết một cách đơn giản cái
biểu đạt thể hiện cái được biểu đạt, trong mọi hệ thống ký hiệu học tôi phải
tiến hành không phải với hai, mà là với ba vế khác nhau; bởi vì tôi nắm bắt
đâu phải là từng vế, vế nọ sau vế kia, mà là mối quan hệ nối kết hai vế ấy
với nhau: vậy là có cái biểu đạt, cái được biểu đạt và ký hiệu, ký hiệu là
tổng liên kết của hai vế đầu. Chẳng hạn một bó hoa hồng: tôi để cho nó
biểu đạt tình yêu say đắm của tôi. Vậy phải chăng ở đây chỉ có cái biểu đạt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.