NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 60

này. Chỉ có điều, trước cái thế giới đồ vật y như thật và phức tạp ấy, đứa trẻ
chỉ có thể tự tạo lập thành chủ sở hữu, thành người sử dụng, chứ chẳng bao
giờ thành nhà sáng tạo; nó không sáng chế ra thế giới, nó sử dụng thế giới:
người ta chuẩn bị cho nó những động tác không phiêu lưu, không ngạc
nhiên, không hứng thú. Người ta biến nó thành một ông chủ nhỏ ru rú xó
nhà thậm chí chẳng cần phải tìm ra những thứ chi phối quan hệ nhân quả
khi đã trưởng thành; người ta cung cấp cho nó tất cả mọi thứ đã sẵn sàng:
nó chỉ việc sử dụng, người ta chẳng bao giờ cho nó cái gì để cần phải bao
quát. Bất cứ trò chơi xếp hình nào, miễn rằng đừng tinh tế quá, cũng đều
giúp cho việc tập dượt vào đời khác hẳn: ở đấy đứa trẻ chẳng sáng tạo
những đồ vật có ý nghĩa, nó chẳng mấy quan tâm các đồ vật ấy người lớn
gọi là gì: thao tác của nó không phải là sử dụng mà là thiên tạo: nó sáng tạo
ra những thứ biết đi, biết lăn, nó sáng tạo ra một cuộc sống, chứ không phải
một tài sản; các đồ vật ở đấy tự mình xử sự, chúng không còn là một chất
liệu trơ ỳ và phức tạp trong lòng bàn tay. Nhưng loại đó thì hiếm hơn: đồ
chơi của Pháp thông thường là đồ chơi mô phỏng, nó muốn tạo những đứa
trẻ sử dụng, chứ không phải những đứa trẻ sáng tạo.

Tính chất tư sản hoá của đồ chơi không chỉ nhận thấy ở các dạng thức,

tất cả đều thiết dụng, mà còn ở chất liệu của nó nữa. Các đồ chơi hiện đang
lưu hành đều bằng vật liệu bạc bẽo, sản phẩm của hoá học, chứ không phải
của tự nhiên. Nhiều thứ ngày nay được làm bằng những chất liệu phức tạp;
đồ nhựa xem ra vừa thô vừa vệ sinh, sờ vào chẳng còn thấy thích thú, êm
dịu, thân thương. Một dấu hiệu khiến ta phải sững sờ, đó là sự biến mất dần
của gỗ, chất liệu phải nói là lý tưởng vì nó chắc chắn và thắm thiết, khi tiếp
xúc cảm thấy hơi ấm tự nhiên; gỗ dù ở hình dạng nào cũng loại bỏ được
những góc cạnh quá sắc nhọn làm ta đau, loại bỏ được cái lạnh hoá học của
kim khí; khi trẻ cầm chơi hoặc đập mạnh, đồ chơi ấy không rung lên mà
cũng chẳng rít ken két, nó phát ra một âm thanh vừa đùng đục vừa rõ ràng;
đó là chất liệu thân thuộc và nên thơ, nó khiến cho đứa trẻ như vẫn đang
tiếp xúc với cây cối, với bàn ghế, với sàn nhà. Gỗ không gây thương tích
mà cũng chẳng hỏng hóc; nó không vỡ, nó cũ mòn đi, nó có thể dùng được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.