NHỮNG KẺ PHIÊU LƯU - Trang 343

giờ cũng là ai trong lứa lãnh đạo này đã ướp muối được nhiều tiền nhất ở
Thuỵ sĩ.

Bằng vào lối nói độc quyền của họ, người ta hiểu rằng Thuỵ Sĩ không hề có
ý định trả lại tiền. Sau khi chiến tranh chấm dứt, hầu hết các khoản tiền gửi
sẽ nằm lại, bởi vì số đông những người gửi đã không còn sống sót, và
không ai kịp làm chuyển nhượng ngân khoản của mình. Vậy là chúng
nghiễm nhiên trở thành tài sản của Thuỵ Sĩ. Khi quân Đức đè bẹp chiến
tuyến Maginot và chiếm nước Pháp thì hầu như người Thuỵ Sĩ đúng. Cứ
như thể một bức rèm bỗng buông xuống chắn ngang Tây Âu vậy.

Chưa đầy một tháng sau đó Sergei xuất hiện trong văn phòng của các ngân
hàng. Bernstein nhìn anh và nói "Cha anh là một đại tá trong quân đội
Đức?"
Sergei lấy làm lạ. Họ biết chuyện ấy hệt như anh. "Thì sao?"
"Chúng tôi liên hệ với từng khách hàng" tay quản lý nhà băng nói "và bây
giờ thì không có cách nào làm được chuyện này".
Sergei bỗng nhận ra ý nghĩa câu trả lời. Khách hàng của họ là người Do
Thái. Anh lặng thinh.
"Nếu cha anh kiếm cho anh một giấy phép" Kastele nói "Tôi chắc chúng tôi
có thể thu xếp một hộ chiếu Thuỵ Sĩ".
Trí tò mò của Sergei bị kích thích. "Có nghĩa là tôi có thể trở thành công
dân Thuỵ Sĩ?"
Hai quản lý nhà băng trao đổi những cái liếc. "Cả chuyện đó nữa, cũng có
thể thu xếp".

Sergei suy ngẫm. Như thực tế thì anh đang không Pháp cũng chẳng phải
Nga. Anh chỉ là một trong rất nhiều người trôi nổi quanh Âu châu trong
chiến tranh, được gọi là những người không tổ quốc. Nhưng họ cũng được
công nhận rằng có quyền định cư ở đâu đó, mà phần lớn dân Bạch Nga đã
làm như vậy ở Pháp. Quốc tịch Thuỵ Sĩ, đến một lúc nào đó, có thể rất có
ích cho anh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.