bà đẩy đứa bé lên trước rồi bước vào cửa. Một lát sau, tên lính, và nhiều tên
khác nữa, vào theo bà ta.
Tôi liếc Tổng Thống. Cặp môi ông mím chặt và cặp mắt ông long lanh.
Ông ngẩng lên, chợt thấy tôi nhìn. Mặt ông vô cảm.
"Điều đó sẽ dạy cho chúng một bài học" ông nói cay nghiệt "bọn nông dân
đã giúp bọn cướp. Sẽ rất lâu trước khi có đứa nào trong chúng lại muốn làm
một cuộc chiến tranh nữa".
"Nếu đứa trẻ ấy sống sót" tôi nói, "nó sẽ suốt đời căm thù chính phủ. Nếu là
một đứa con trai, ngay khi đủ lớn, nó cũng sẽ trở lại núi rừng".
Tổng Thống hiểu tôi nói gì. Bao giờ cũng thế. Những đứa trẻ, bằng cách
nào đó, sống sót sau bạo động, đều sợ hãi, một cái gì trong chúng bị bóp
méo, và cả chúng nữa, cũng sẽ mang mầm mống của bạo lực.
"Chiến tranh mà" Tổng Thống thờ ơ, "và chẳng gì có thể ngăn được điều
đó".
"Nhưng họ là những người lính, họ không phải là thú vật! Ông có thích họ
cũng trở thành như bọn cướp không?"
Tổng Thống nhìn tôi "Phải, họ là lính, nhưng họ cũng là người. Con người
trương lên với chiến thắng, sợ hãi cái chết và đương đầu với nhận biết bất
chợt về sự trống rỗng của cuộc đời".
Tôi không trả lời. Tôi không có câu trả lời.
"Giờ chúng ta có thể về".
Tôi ngặt sang trái, rồi bằng vào linh cảm, quyết định bay qua trang trại của
mình, hạ thấp độ cao xuống nữa. Thấp nhất có thể. Chẳng còn gì ngoài mấy
khúc gỗ cháy dở và những phiến đá nền nhà .ngay cả chuồng gia súc cũng
mất tiêu.
Chỉ còn khu mộ, những tấm bia đá trắng toát, bé tẹo, vẫn đứng như những
mốc hiệu giữa những cánh đồng cháy trụi xung quanh. Tôi liếc Tổng
Thống. Ông cũng đang nhìn ra cửa sổ, nhưng tôi không tin là ông nhận biết