Herbert (cậu khiêm tốn nói mình không có được tài năng hành chính như
của tôi), và cảm thấy tôi giúp cậu sắp xếp tình hình lại gọn ghẽ hơn.
Thói quen làm việc của tôi còn có một khía cạnh chói sáng nữa mà
tôi gọi là “để lại một khoản Dự trữ”. Ví dụ như sau: giả sử số nợ của Herbert
là 164 bảng 4 shilling và 2 penny, tôi sẽ nói, “Hãy để lại một khoản dự trữ
và ghi lại ở mức 200.” Hay, giả sử như số nợ của chính tôi nhiều hơn thế
bốn lần, tôi sẽ để lại một khoản dự trữ và ghi lại là 700. Tôi đánh giá rất cao
sự khôn ngoan của chính khoản Dự trữ này, nhưng không khỏi phải thừa
nhận rằng khi nhìn lại, tôi cho rằng nó là một thứ công cụ thật đắt đỏ. Vì
chúng tôi luôn ngập vào nợ mới ngay lập tức cho đến khi đã vượt hết khoản
Dự trữ, và đôi lúc, do cảm giác tự do và có thể trang trải nó tạo ra, đi rất xa
vào một khoản dự trữ nữa.
Nhưng sau mỗi lần kiểm nợ này luôn có sự bình yên, sự phẳng lặng,
một sự im lặng đầy phẩm hạnh làm cho tôi, vào lúc đó, có cảm nhận đầy
ngưỡng mộ về chính mình. Được an ủi bởi những cố gắng, phương pháp của
mình cũng như những lời tán dương từ Herbert, tôi sẽ ngồi xuống với bó hóa
đơn nợ buộc ngay ngắn của cậu và cả bó của tôi trên bàn trước mặt tôi giữa
đống văn phòng phẩm, và có cảm giác như mình là một kiểu ngân hàng thay
vì chỉ là một cá nhân.
Chúng tôi đóng cửa ngoài lại vào những dịp trang trọng đó để không
bị làm phiền. Một tối nọ, tôi đã đắm mình trong trạng thái bình an thì chúng
tôi nghe thấy một lá thư được nhét vào qua khe cánh cửa ngoài vừa nói đến
và rơi xuống sàn. “Là thư cho cậu, Handel,” Herbert nói sau khi đi ra và trở
vào cầm theo lá thư, “và tớ hy vọng không có vấn đề gì.” Mấy lời cuối cùng
này ám chỉ dấu niêm nặng trịch và đường viền đều màu đen của lá thư.
Lá thư được ký Trabb và Cộng sự, còn nội dung của nó rất đơn giản,
nói rằng tôi là một quý ông được trân họng, và họ kinh mong được thông
báo cho tôi hay bà J. Gargery đã từ giã cõi đời này lúc 6 giờ 20 phút tối thứ
Hai vừa rồi, và tôi được yêu cầu có mặt tại lễ an táng vào thứ Hai tới lúc ba
giờ chiều.