“Phải rồi, thưa ông. Rất nhiều chiêm nghiệm về đạo đức cho lũ trẻ,”
ông Wopsle đáp, và tôi biết ngay ông này lại sắp lôi tôi vào, từ trước khi ông
ta nói ra, “có thể rút ra được từ câu chuyện đó
Ở đây ông Wople suy diễn từ món Thịt lợn trong bữa tiệc giáng sinh mà ông Pumblechook nhắc tới
sang câu chuyện trong sách Luke của Kinh Thánh: đó là câu chuyện Jesus kể lại cho các môn đồ nghe
về một người đàn ông có hai con trai, trong đó đứa con út sống hoang tàng tội lỗi phá sản phải đi chăn
lợn và khi cùng đường quay về gặp cha để nhận tội và xin làm tôi tớ cho cha nhưng khi trở về thì
người cha vui mừng đón nhận và tha thứ.
(“Mày nghe lấy nhé,” bà chị nghiêm khắc nói với tôi.)
Joe lại múc cho tôi thêm ít nước thịt.
“Lũ lợn,” ông Wopsle nói tiếp bằng thứ giọng thật trầm, vừa nói vừa
chỉ nĩa vào khuôn mặt đỏ bừng của tôi, như thể ông ta vừa nói ra tên thánh
của tôi, “lũ lợn chính là bạn đồng hành của đứa con hoang tàng. Sự tham
lam của Lợn được đưa ra trước chúng ta như một ví dụ cho lũ trẻ.” (Tôi nghĩ
ý tưởng này quả là hay ho ở cùng người vừa mới ca tụng món thịt lợn thật
mềm và ngọt.) “Điều gì đáng ghét ở một con lợn thì còn đáng ghét hơn khi ở
trong một thằng bé.”
“Hay con bé,” ông Hubble gợi ý.
“Tất nhiên rồi, hay con bé, ông Hubble,” ông Wopsle chấp nhận một
cách khá khó chịu, “nhưng chẳng có đứa bé gái nào có mặt ở đây cả.”
“Thêm nữa,” ông Pumblechook vừa nói vừa quay ngoắt sang tôi,
“hãy nghĩ tới những gì cháu phải biết ơn. Nếu cháu sinh ra đã là một con vật
kêu ủn ỉn…”
“Nếu có đứa trẻ nào như thế thì chính là nó đấy,” bà chị tôi nhấn
giọng nói.
Joe lại múc thêm nước thịt cho tôi.
“A, nhưng tôi muốn nói đến một con ủn ỉn bốn chân kia,” ông
Pumblechook nói. “Nếu cháu được sinh ra như thế, thì bây giờ liệu cháu có
thể ở đây không? Không đâu nhỉ…”