Tôi cãi sao được khi nhu cầu của tôi ngược với ý định của bà?
Tôi hiểu rằng muốn cho mọi việc không tồi tệ, tôi phải gói ghém kỹ
những hy vọng của mình và đặt chúng lên một cái giá thật cao, ngoài tầm
với. Rồi tự nhủ là bên trong đó chẳng có gì hết, tôi tránh xa những vết
thương thất vọng sâu sắc. Nỗi đau không tệ bằng một lời chỉ trích day dứt
tâm can. Mỗi lần nghĩ đến việc này, tôi lại đau đớn. Khi còn là một đứa trẻ,
làm sao tôi đã biết lẽ ra tôi đáng được yêu thương hơn? Rằng mọi người
sinh ra đều có nguồn cảm xúc vô tận?
Lẽ tất nhiên, tôi chẳng muốn Quan là chị tôi. Chỉ là kẻ đối lập. Chính vì
thế trước mặt mẹ, tôi cố hết sức tỏ ra sốt sắng. Nó là một dạng méo mó của
lý luận nghịch đảo: Nếu hy vọng không bao giờ thành sự thực, hãy mong
đó là thứ bạn không muốn.
Mẹ tôi bảo người chị ấy là bản sao lớn hơn của tôi, dịu dàng và xinh đẹp,
chỉ Trung Quốc hơn mà thôi, và có thể giúp tôi làm mọi trò ngộ nghĩnh.
Thế là tôi hình dung không phải một người chị mà là tôi khác, lớn hơn tôi,
nhảy múa và mặc quần áo bó sát người, có một cuộc sống buồn nhưng lôi
cuốn, nhìn nghiêng giống Natalie Wood
Tây
tôi xem hồi lên năm. Chỉ đến bây giờ, tôi mới hiểu ra cả mẹ và tôi đều
bắt những hy vọng của mình khuôn theo các nữ diễn viên, nói những lời
chẳng phải của họ.
Một đêm, trước khi ấn tôi vào giường, mẹ hỏi tôi có muốn cầu nguyện
không. Tôi biết cầu nguyện là nói những lời hay ho mà người khác muốn
nghe, như mẹ tôi vẫn làm. Vì thế tôi cầu Trời và Chúa Jesus phù hộ cho tôi
trở thành người tốt. Rồi nói thêm tôi mong chị tôi sớm đến, vì mẹ tôi đã
bảo vậy. Khi tôi nói “Amen”, tôi thấy mẹ khóc và mỉm cười hãnh diện.
Dưới sự giám sát của mẹ, tôi bắt đầu thu thập quà mừng Quan. Khăn quàng
dì Betty cho tôi nhân dịp sinh nhật, nước hoa mùi cam tôi được cho dịp
Giáng sinh, kẹo Halloween nhớp nháp - tôi trìu mến xếp các thứ linh tinh,
cũ kỹ vào một cái hộp mẹ tôi đề “Tặng chị lớn của Olivia”. Tôi tin mình đã
thành người tốt đến mức mẹ tôi sớm nhận ra chúng tôi không cần người chị
nào khác nữa.