NHỮNG LINH HỒN CHẾT - Trang 14

ngày nay đã được thay bằng mấy chữ vắn tắt: “Ty rượu”. Đá lát đường nơi
nào cũng hỏng. Khách liếc nhìn vào khu công viên của thành phố, trông
mấy chòm cây gày xác, chống đỡ bằng những cái nạng hình tam giác sơn
màu lục. Những cây ấy chẳng cao gì hơn cây sậy; nhưng các báo thì đã
tường thuật buổi lễ khánh thành công viên như sau:
“- Lòng chiếu cố ân cần của quan thị trưởng của chúng ta vừa đem đến cho
thành phố một công viên phong phú những cây cối sum sê, um tùm, mà
bóng mát sẽ rất quý giá trong tiết đại thử. Nhìn thấy quả tim của đồng bào
chúng ta rung lên vì biết ơn và những đôi mắt tuôn hàng suối lệ để biểu lộ
lòng cảm tạ đối với ngài gradonatsannik {

Thị trưởng, chuyên coi việc cảnh

sát trong nội thành và ngoại ô tức là cảnh sát trưởng

} thì quý vị không thể

nào cầm lòng cho đặng”.
Sau khi hỏi một người lính tuần cảnh con đường gần nhất đi đến nhà thờ,
công sở {

Ở các tỉnh lỵ Nga, tất cả các cơ quan hành chính, tư pháp đều ở

chung một tòa nhà lớn gọi chung là “công sở”, prixuxtvennia miexta

} và

dinh tỉnh trưởng, khách đi ra ngắm dòng sông chảy qua chính giữa thành
phố. Dọc đường, y bóc một tờ áp phích đóng đinh ở một cái cột để mang về
phòng mà đọc cho thoải mái và nhìn chòng chọc vào một người đàn bà khá
đẹp đi trên hè phố lát gỗ, có một chú tiểu đồng mặc áo dấu kiểu nhà binh
tay ôm một cái gói đi theo. Liếc nhìn khắp phố phường một lần cuối như để
nhớ kỹ các nơi, khách đi thẳng về khách sạn, tựa khẽ vào anh hầu mà leo
lên thang gác. Uống trà xong, khách ngồi vào bàn, bảo đem đến một ngọn
nến, rút tờ áp phích trong túi ra, đưa sát vào ngọn nến và bắt đầu đọc; vừa
đọc vừa nheo con mắt phải. Tờ giấy ấy không có gì đáng chú ý lắm: người
ta quảng cáo buổi diễn một vở kịch của ông Kôtxêbuê do ông Pôpliôvin thủ
vai Kôla và Cô Ziablôva vai Kôra {

Đó là vở Cái chết của Rôla của nhà

soạn kịch Đức ở Nga lâu năm là Aoguxt Kôtxêbuê (1761-1819), rất được
hoan nghênh trong mấy chục năm đầu thế kỷ XIX nhất là ở các tỉnh nhỏ;
rồi sau đấy chẳng còn ai nhớ tới nữa

}; những diễn viên khác thì lại càng ít

ai biết tên tuổi hơn nữa. Tuy vậy khách vẫn đọc hết tên họ, đọc đến giá tiền
chỗ ngồi, khách còn nhận thấy rằng tờ áp phích in ở nhà in của chính phủ ở
tỉnh lỵ, rồi lật ra phía sau xem còn có gì nữa không; đến khi không thấy gì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.