NHỮNG LINH HỒN CHẾT - Trang 171

nhìn hay nét mặt của họ. Nhưng mà toi công, y vấp phải toàn những bộ mặt
khó có thể lần ra được chút gì. “- Chịu, quả thật đàn bà là những sinh linh
phức tạp quá chừng, y tự nhủ với một cử chỉ hờn dỗi. Thử mà tả hàng nghìn
vẻ khác nhau trên diện mạo luôn luôn thay đổi của họ! Chỉ đôi mắt của họ
đã là một đế quốc mênh mông làm người ta lạc lối không thể tìm lại được
đường về. Anh kiếm ra được những chữ gì để miêu tả cái ánh của những
đôi mắt? Cái nhìn nóng ấm, dịu dàng, mượt như nhung, sắc đanh, vuốt ve,
uể oải, khêu gợi, làm rung động quả tim như cái cung làm rung động những
sợi dây của cây vĩ cầm… Anh sẽ chết ở đấy… Có gì đâu, đó là cái nửa
đàng điếm
của giống người!...”.
Xin lỗi! Nhân vật của tôi, hình như vừa buột mồm văng ra một tiếng bình
dân, thô tục {

Tiếng đàng điếm, nguyên văn galantiorni, là một tiếng rất thô

tục

}. Làm thế nào được! Một nhà văn Nga không thể tránh cái tật xấu ấy

được; vả lại lỗi nhà văn thì ít, mà lỗi người đọc, nhất là những người thuộc
xã hội thượng lưu, thì nhiều. Sự thật là không bao giờ những người của giới
thượng lưu lại chịu dùng một thành ngữ Nga thật kêu, mà chỉ làm khổ
người ta với những tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Anh mà họ cố hết sức đọc
cho thật đúng giọng. Nói tiếng Pháp, họ lấy giọng mũi và giọng họ chả
chớt, còn nói tiếng Anh thì họ líu lo như chim, lại làm cho bộ mặt có một
cái vẻ chim và chế giễu những ai không biết làm như vậy. Họ không có một
chút gì là đặc tính của người Nga cả; trừ phi, vì lòng yêu nước, họ cũng
dựng một cái izba theo kiểu Nga trên biệt trang của họ. Đấy, những độc giả
trong giới thượng lưu và những kẻ khát khao được vào giới thượng lưu là
như thế! Ấy vậy mà họ vẫn đòi hỏi biết bao nhiêu thứ! Họ bắt nhà văn phải
có phong cách thuần khiết nhất, cao quí nhất, trau chuốt nhất; họ muốn
rằng ngôn ngữ Nga phải được xào nấu theo đúng qui tắc của phong thể giới
xã giao và cứ từ trên trời mà rơi luôn vào mỏ họ, để họ chỉ còn có việc là
đưa đẩy cái lưỡi nữa thôi. Chính các bà đã là kỳ quái rồi, nhưng phải thú
thật là các vị độc giả đáng tôn kính lại còn kỳ quái hơn nhiều {

Gôgôn là

nhà văn rất ghét cái thói dùng tiếng nước ngoài thay cho tiếng Nga; khi tả
nhân vật dùng tiếng nước ngoài dù là tên riêng. Gôgôn cũng phiên âm các
tiếng ấy ra tiếng Nga

}.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.