NHỮNG LINH HỒN CHẾT - Trang 247

dài, tay cầm bút và mực đầy các ngón tay và cả đôi môi nữa; lúc nào trước
mắt cũng có cái câu châm ngôn: “Không được nói dối; tôn kính người lớn
và tu dưỡng đức hạnh trong lòng”; lúc nào cũng tiếng lẹp kẹp của đôi giày
đi lại trên sàn; mỗi khi chán cái việc làm đơn điệu, thằng bé lại thêm tí hoa
hòe vào những chữ viết tập, thì cũng lại một cái giọng quở mắng quen
thuộc không bao giờ thay đổi: “- Lại nghịch ngợm rồi!” Tiếp theo là cảm
giác cũng rất quen thuộc và khá đau đớn ở cái dái tai bị beo giữa những
móng tay dài và cong như những cái vuốt: đó là cảnh ảm đạm thời thơ ấu
mà y còn lại một kỷ niệm mờ nhạt.

Nhưng trong đời, mọi việc thay đổi rất chóng. Đến ngày nắng đẹp đầu tiên
của mùa xuân, sau độ băng tan, cha cho con lên một chiếc têlêga, do một
con ngựa gày kéo; cái loại ngựa hồng, mặt trắng, mà bọn lái ngựa của
chúng ta gọi là ngựa lang; xà ích là một lão gù bé nhỏ, chủ cái gia đình
nông nô duy nhất của bố Tsitsikôp, nên phải làm gần hết mọi thứ công việc
trong nhà. Đi gần hai ngày, ngủ trọ một đêm, qua một con sông, ăn patê
nguội và một miếng thịt cừu quay; rồi sáng ngày thứ ba thì họ đến thành
phố. Thằng bé ngạc nhiên vì vẻ đẹp của phố phường, há hốc mồm ra mấy
phút. Rồi con ngựa lang sảy chân xuống một cái hố, nơi bắt đầu một ngõ
hẹp, dốc nghiêng và lầy lội; hì hục, giãy giụa mãi và được cả xà ích lẫn ông
chủ kích thích, hồi lâu nó mới thoát lên được và cuối cùng đưa mọi người
vào một cái sân nhỏ ở lưng chừng dốc. Hai cây táo đang nở hoa trước mặt
một cái nhà nhỏ cũ kỹ; sau nhà là một cái vườn con trồng toàn thanh lương
trà và hương mộc, che kín một chiếc lều mà gỗ lợp đã gần nát, và chỉ có
một cửa sổ con kính đã mờ; đó là nơi ở của một người bà con của họ, một
bà lão chỉ còn da bọc xương, nhưng sáng nào cũng đi chợ và về thì đem bít
tất hong lên trên xamôva. Bà lão vỗ má thằng bé và khen vẻ béo tốt của nó.
Từ đấy nó ở nhà bà lão và ngày ngày đi học trường tỉnh. Ông bố ở lại một
đêm, rồi sáng hôm sau thì trở về. Ông từ giã con mà không hề ứa nước mắt,
nhưng cho nó năm mươi kôpek bằng đồng để tiêu vặt, và quý hơn tiền, là
những lời khuyên rất khôn ngoan:
“- Cẩn thận, Paplutsa ạ, phải học đi; không được làm những trò ngu dại hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.