NHỮNG LINH HỒN CHẾT - Trang 250

đầu cho đến khi chuông tan học, chẳng ai có thể biết là trong lớp có người
hay không.

Tsitsikôp hiểu ngay tâm lý ông giáo và biết là phải ăn ở như thế nào. Ngồi
trong lớp, không bao giờ nó dám nhấp nháy, cau mày hay giật mình, cho dù
có kẻ cấu vào lưng cũng vậy. Chuông tan học vừa đánh là nó chạy lên đầu
tiên để đưa cho thầy giáo, trước tất cả mọi người, cái mũ có tai mà ông ta
thường đội. Sau đấy, nó ra khỏi trường đầu tiên và cố có mặt ít nhất là ba
lần trên đường về của thầy, để cất mũ chào. Cái thủ đoạn ấy thành công rực
rỡ. Trong thời gian đi học, bao giờ nó cũng được đánh giá là học sinh ưu tú;
nó ra trường với những điểm tối đa về tất cả mọi môn và được cấp một cái
giấy chứng nhận với một cuốn sách có ghi dòng chữ vàng: “Thưởng vì
chuyên cần đáng làm gương mẫu và hạnh kiểm không chê trách được”
.

Dạo ấy Tsitsikôp đã là một thanh niên, đã bắt đầu phải cạo râu, và phong tư
nom cũng dễ ưa. Vừa lúc ấy thì bố y chết. Gia tài để lại có bốn chiếc gi lê
rách lòi cả chỉ, hai áo surtuk cũ lót lông cừu và một món tiền chẳng đáng
bao lăm. Ông bố, như người ta thấy đấy, biết khuyên người cóp nhặt cho
nhiều kôpêk; nhưng chính mình thì chẳng cóp nhặt được tí nào cả.
Tsitsikôp liền bán cái nhà đã nát với chút ít đất chung quanh được một
nghìn rúp, rồi chuyển cái gia đình nông nô còn lại lên tỉnh; quyết định ở
đấy và vào làm việc nhà nước. Bấy giờ, ông giáo cũ, thường ưa sự yên tĩnh
và hạnh kiểm tốt, bị cách chức, hoặc vì ngu ngốc, hoặc vì một cái lỗi nào
đấy. Buồn chán, ông ta đâm ra uống rượu; và cuối cùng chẳng còn lấy một
kôpek. Ốm đau, không có bánh ăn, cũng chẳng có nơi nương tựa; ông ta
chết dần, chết mòn trong một căn nhà lụp sụp, tồi tàn không có củi sưởi.
Nghe tin thầy lâm vào tình cảnh cùng quẫn, học trò cũ, những anh thông
minh, linh lợi mà lúc nào thầy cũng cho là bất phục tùng và xấc láo, góp
nhau được một số tiền khá giúp thầy; để góp phần, nhiều anh đã phải bán
cả những thứ cần thiết và quý giá; chỉ mình Paplutsa Tsitsikôp lấy cớ là
không có tí của cải nào và đưa ra một đồng năm kôpêk; anh em bạn liền
ném trả lại và kêu lên: “Ôi, cái đồ keo kiệt!”. Khi biết cách ăn ở của học trò

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.