NHỮNG LINH HỒN CHẾT - Trang 278

bênh vực tôi. Chẳng qua, cũng đáng kiếp cho tôi! Lẽ ra, dù sao tôi cũng
không nên cho xuất bản một tác phẩm tuy cắt khéo, nhưng khâu thì lại
vụng, bằng chỉ trắng lên vải đen; như một bộ áo quần mà người thợ may
vừa lược chỉ qua để thử. Tôi lấy làm lạ sao người ta ít có lời chê trách tôi
về nghệ thuật và nghiệp vụ như vậy. Âu cũng tại những người phê phán tôi
quá phẫn nộ, mà cũng tại họ không đủ sức khảo sát cách cấu tạo của một
tác phẩm. Lẽ ra phải nêu rõ phần nào có vẻ dài một cách quái gở so với các
phần khác; ở chỗ nào nhà văn đã tự phản mình, vì không nhất quán dùng
cái giọng mà mình đã chọn từ đầu. Thậm chí cũng không có ai nhận thấy
phần thứ hai của cuốn sách không được gọt giũa bằng phần đầu; nó chứa
đựng những chỗ hổng lớn; những nét thứ yếu được khai triển quá mức,
choán hết chỗ của những nét chính; các chương quá khác nhau, làm cho
cuốn sách có tính chất vá víu, khiến người đọc không thấy tinh thần chung
của nó. Nói tóm lại, lẽ ra nhà phê bình có thể có những lời phê phán sáng
suốt và chính xác hơn, chê trách tôi nhiều hơn và một cách đích đáng hơn
không biết bao nhiêu mà kể. Nhưng vấn đề không phải ở chỗ ấy. Đây tôi
muốn nói đến cái đoạn mạn văn trữ tình đã bị các nhà báo công kích nhiều
hơn cả, vì họ thấy nó biểu lộ một sự kiêu ngạo, một lòng tự mãn {

Biêlinxki

phê bình Những linh hồn chết, phần thứ nhất, ngay khi sách mới xuất bản,
trong tạp chí Niên san của Tổ quốc, ca tụng khả năng hiện thực chủ nghĩa
và tâm hồn nhiệt thành của tác giả: nhưng cho rằng tác phẩm có những
đoạn tỏ lòng yêu nước quá huênh hoang

}, một lối khoác lác xưa nay chưa

từng thấy ở một nhà văn nào. Đó là đoạn mạn văn ở chương cuối: sau khi tả
Tsitsikôp ra đi, tác giả bỏ nhân vật của mình ở giữa đường thiên lý, thay
mình vào chỗ đó và ngạc nhiên trước vẻ đơn điệu chán ngắt của sự vật,
trước khoảng không gian bao la hoang vắng và tiếng hát ai oán từ dải đất
Nga vang lên suốt từ biển này sang biển kia; trong một phút cảm khái, đã
lên tiếng hỏi bản thân nước Nga, van xin nước Nga cắt nghĩa mối cảm xúc
khó hiểu đang làm lòng mình thắt lại: tại sao cứ có cảm giác như tất cả mọi
sinh linh, mọi sự vật trong nước Nga đều như đang nhìn mình đăm đăm và
chờ đợi ở mình một cái gì? Người ta đã thấy trong những lời lẽ đó bằng
chứng của kiêu ngạo, một sự huênh hoang không tiền khoáng hậu; nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.