trong thành phố đều liên lụy, cả viên tỉnh trưởng cũng thế. Lẽ ra ông ta
đừng nhập bọn với quân trộm cắp, bịp bợm mới phải chứ! Công tước nói,
rất bực tức.
- Quan tỉnh trưởng được dự phần gia tài, ông ta có quyền đòi hỏi; còn như
những người khác mà xúm xít vào cái gia tài này, thì cũng là thường tình
thôi. Thưa Đại nhân, một người giàu có chết đi mà di chúc để lại những
điều không công bằng và phải lẽ, thì những kẻ hám lợi khắp nơi kéo đến
dây máu ăn phần: bản tính người ta vốn dĩ như vậy.
- Nhưng tại sao lại làm những việc đê tiện đến thế?… Quân vô lại! Công
tước tức giận quát lên. Tôi không có được lấy một viên chức tốt. Toàn là
những quân khốn nạn!
- Thưa Đại nhân, chúng ta ai là người không có tội? Tất cả quan lại trong
tỉnh đều là những người có tài, nhiều người rất có năng lực; nhưng con
người ta dễ sa ngã lắm.
- Ông Afanaxi Vaxiliêvits ạ, ông là người lương thiện độc nhất mà tôi được
biết. Sao ông lại khăng khăng bênh bọn vô lại như vậy?
- Thưa Đại nhân - Murazôp nói - dù người mà ngài gọi là vô lại là ai chăng
nữa, thì đó vẫn là một con người. Làm sao lại có thể không bênh vực một
sinh linh mà ta biết là một nửa lỗi lầm mà nó phạm phải, là chỉ vì thô lỗ và
dốt nát. Chúng ta, lúc nào mà chẳng phạm những điều bất công và luôn
luôn cho kẻ khác khốn đốn, dù là không có ác ý. Chính Đại nhân cũng đã
làm một việc rất bất công.
- Thế nào! Công tước kêu lên, kinh ngạc vì thấy câu chuyện xoay sang một
hướng bất ngờ như vậy.
Murazôp ngừng một lát như để suy nghĩ, rồi nói:
- Cứ thử lấy vụ Derpennikôp chẳng hạn.
- Ông Afanaxi Vaxiliêvits! Một tội ác vi phạm những luật lệ cơ bản của
Nhà nước cũng chẳng khác gì tội phản quốc!
- Tôi không có ý muốn thanh minh cho anh ta. Nhưng thử hỏi một thanh
niên không chút kinh nghiệm ở đời, bị những kẻ khác cám dỗ và lôi cuốn
như vậy, mà cũng kết án nghiêm khắc như một kẻ cầm đầu; thử hỏi như thế
có công bằng không? Vì Derpennikôp phải chịu chung số phận với